Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người ''

Ngày 26 tháng 01 năm 2025

 » Văn ban chỉ đạo - Tuyên truyền pháp luât

Văn ban chỉ đạo - Tuyên truyền pháp luât

Cập nhật lúc : 14:35 07/02/2022  

CÔNG VĂN 3433/SGD&ĐT- GDMN; PHỤ LUC

PHỤ LỤC

Quy định an toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức nuôi dưỡng,

 chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cơ sở GDMN

(Kèm theo Công văn số 3433/SGDĐT-GDMN ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Sở GD&ĐT )

 
   

 

 

 TT

Nội dung

  I. Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

1

Thực hiện khai báo y tế/quét thẻ kiểm soát dịch bệnh hằng ngày theo quy định trước khi vào cơ sở GDMN

2

Thực hiện 5K theo quy định

3

Ban/đầu mối chỉ đạo phòng chống COVID-19 của cơ sở GDMN giao ban hằng tuần hoặc giao ban đột xuất khi có sự việc xảy ra, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định về phòng chống dịch COVID-19.

4

Giáo viên cập nhật hằng ngày với gia đình trẻ về lịch sử tiếp xúc của các thành viên trong gia đình mà trẻ tiếp xúc khi ở nhà.

5

Cán bộ quản lý phối hợp với cơ quan y tế địa phương tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về quy trình xử lý khi có ca F0 và xử lý trường hợp có sốt, ho, khó, thở,... hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 trong cơ sở GDMN.

  II. Đối với tổ chức hoạt động đón, trả trẻ

1

Bố trí người đón, trả trẻ em tại cổng trường hoặc các khu vực phù hợp với cơ sở GDMN, hạn chế người ra vào trường; hạn chế tiếp xúc giữa trẻ em các nhóm, lớp với nhau. Thực hiện giãn cách đúng quy định khi giao, nhận trẻ. Phân luồng đón trẻ phù hợp với điều kiện cơ sở GDMN.

2

Đo thân nhiệt cho trẻ em và cha mẹ/người đưa, đón trẻ em trước khi vào trường hằng ngày.

3

Không đón, nhận trẻ em có biểu hiện ho, sốt,...đồng thời hướng dẫn cha mẹ của trẻ chủ động đưa trẻ em đến cơ sở y tế, để được khám, tư vấn, điều trị.

4

Cha mẹ khi đưa đón trẻ em tại các cơ sở GDMN chủ động thực hiện khai báo y tế/quét thẻ kiểm soát dịch bệnh hằng ngày.

5

Cha mẹ/người đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở hoặc trong gia đình trẻ có thành viên là F0 thì không được đưa đón trẻ em đến trường

6

Hướng dẫn trẻ em rửa tay hoặc rửa tay bằng xà phòng, hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi vào trường, lớp, khi ra về, khi tay bẩn và khi cần thiết. 

  III. Đối với tổ chức cho trẻ ăn, ngủ

1

Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế; Công văn số 964/ATTP-NĐTT ngày 23/4/2020 của Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế về việc hướng dẫn bảo đảm an toàn thực phẩm trong phòng chống dịch COVID-19 đối với bếp ăn cơ sở giáo dục. Chỉ những cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định được hoạt động.

2

Khu vực chế biến thức ăn phải có nơi rửa tay, đủ nước sạch và xà phòng để rửa tay; có thể trang bị thêm dung dịch sát khuẩn bàn tay cho người sơ chế, chế biến thực phẩm.

3

Có đủ dụng cụ phục vụ ăn uống cho riêng từng trẻ và được vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn trước và sau khi sử dụng.

4

Bảo đảm đủ nước uống hợp vệ sinh; mỗi trẻ có một cốc uống nước dùng riêng được vệ sinh sạch sẽ; không dùng chung các đồ dùng cá nhân.

5

Đối với các suất ăn sẵn, thực phẩm chuyển đi phải được bao gói trong túi/hộp kín, an toàn và bảo quản theo quy định trong suốt quá trình vận chuyển.

6

Không tổ chức cho trẻ ăn tập trung tại nhà bếp hoặc nhà ăn. Tổ chức ăn theo nhóm/lớp hoặc theo suất ăn riêng tùy theo tình hình COVID-19. Khu vực tổ chức ăn uống cho trẻ đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo an toàn.

7

Hướng dẫn trẻ rửa tay trước và sau khi ăn, khi tay bẩn, giữ vệ sinh, hạn chế di chuyển, không nói to, cười đùa trong khi ăn uống.

8

Có đồ dùng cá nhân riêng cho từng trẻ khi ngủ. Bảo đảm giãn cách giữa các trẻ khi ngủ trên cơ sở khoa học và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường, nhóm, lớp.

  IV. Đối với hoạt động vệ sinh môi trường và tổ chức hoạt động vệ sinh cá nhân cho trẻ em

  1. Đối với hoạt động vệ sinh môi trường

1.1

Trang bị hóa chất khử khuẩntheo đúng quy định của cơ quan y tế

1.2

Bố trí đủ thùng đựng rác và chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử lý hàng ngày.

1.3

Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn bề mặt phòng học, phòng chức năng, khu vệ sinh,  hành lang... hằng ngày; ưu tiên biện pháp lau rửa đối với bàn ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy... (tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cần thiết);

1.4

Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn hằng ngày đối với đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục; hạn chế sử dụng đồ chơi khó vệ sinh, khử khuẩn.

1.5

Tăng cường lưu thông không khí tại lớp học bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt. Nếu sử dụng điều hòa trong lớp học, cuối buổi học phải mở cửa phòng tạo sự thông thoáng.

  2. Đối với tổ chức hoạt động vệ sinh cá nhân cho trẻ

2.1

Có đủ dụng cụ phục vụ ăn uống cho riêng từng trẻ và được vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn trước và sau khi sử dụng; không dùng chung các đồ dùng cá nhân với trẻ khác (khăn lau mặt, lau mũi,..)

2.2

Giáo viên khuyến khích trẻ mẫu giáo tự lau mặt, lau miệng và để riêng sau khi dùng không để lẫn với khăn của trẻ khác để phòng, chống dịch COVID-19 lây lan.

2.3

Giáo viên hướng dẫn trẻ giãn cách, không tập trung chờ đợi nhau khi rửa tay hoặc vào nhà vệ sinh cùng một lúc

  V. Đối với tổ chức hoặt động cho trẻ em chơi - học

1

Điều chỉnh kế hoạch, lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động đảm bảo giãn cách, hạn chế tiếp xúc gần giữa trẻ em với trẻ em phù hợp với điều kiện của trường, lớp.

2

Tổ chức các hoạt động học thông qua chơi, không gây áp lực cho trẻ em và giáo viên khi trẻ mới quay trở lại trường học sau thời gian dài ở nhà phòng, chống dịch COVID-9, khuyến khích sự hào hứng, tạo cảm giác thoải mái giữa trẻ em với trẻ em, trẻ em với giáo viên…

3

Sử dụng tối đa diện tích phòng học, bố trí, tổ chức cho trẻ em chơi theo nhóm ở nhiều vị trí khác nhau trong nhóm, lớp, tránh tập trung số đông trẻ vào một chỗ chơi.

4

Khuyến khích tổ chức hoạt động cho trẻ em theo nhóm nhỏ, cá nhân; hạn chế tổ chức hoạt động nhóm lớn, tập trung cả lớp.

5

Không tổ chức các hoạt động tập trung cho trẻ giữa các nhóm, lớp chơi chung với nhau.

6

Chỉ tổ chức hoạt động ngoài trời theo nhóm nhỏ, đảm bảo giãn cách, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở GDMN.

7

Tăng cường giáo dục trẻ em mẫu giáo kỹ năng bảo vệ sức khỏe, như: rửa tay, giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể, vệ sinh khi ăn, uống, biết ích lợi và ăn các thực phẩm có lợi cho sức khỏe để phòng, chống COVID-19; nhận biết và phòng, tránh một số nguy cơ không an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19.

8

Không tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện dưới hình thức trực tiếp khi còn diễn biến phức tạp của địch COVID-19.

Tải file 1  

Số lượt xem : 7

Các tin khác