Không có việc gì quá dễ nhưng nó sẽ trở thành quá khó nếu bạn phải làm nó một cách miễn cưỡng "

Ngày 26 tháng 01 năm 2025

 » Tin tức

Tin tức

Cập nhật lúc : 13:36 23/12/2022  

SƠ KẾT 2 NĂM THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG

PHÒNG GD&ĐT TP HUẾ

TRƯỜNG MN HƯƠNG LƯU

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số:        /KH-MNHL

 Huế,  ngày 18 tháng 11 năm 2022

 

BÁO CÁO

SƠ KẾT 2 NĂM THỰC HIỆN

TÍCH HỢP GIÁO DỤC  “VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG”

VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON

 

Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/06/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Huế Khóa XII và kế hoạch số 06-KH/ĐU ngày 07/06/2021 của Ban chấp hành Đảng ủy phường Vỹ Dạ về việc tuyên truyền, giáo dục, phát huy giá trị đạo đức, lối sống và phong tục, tập quán Huế đặc sác gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị giai đoạn 2021-2025 và nhữn năm tiếp theo;

Thực hiện kế hoạch số 1149/PGDĐT-GDMN ngày 6/10/2020 của Phòng GD&ĐT Thành phố Huế về việc tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào Chương trình giáo dục mầm non;

Thực hiện kế hoạch 123/KH-MNHL ngày 08/10/2020 về triển khai tích hợp nội cuyng giáo dục văn hóa địa phương và chương trình GDMN của trường MN Hương Lưu;

Thực hiện Kế hoạch số 108/KH- MNHL ngày 03/10/2022 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 của Trường mầm non Hương Lưu;

Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, Trường Mầm non Hương Lưu báo cáo sơ kết 2 năm về việc thực hiện tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương”  vào chương trình giáo dục mầm non như sau.

I. Đặc điểm tình hình

1. Thuận lợi:

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố Huế, của chính quyền địa phương, các ban Ngành đoàn thể và sự phối hợp chặt chẽ của BĐD cha mẹ học sinh.

- 100% các nhóm, lớp được triển khai thực hiện Kế hoạch tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào Chương trình GDMN.

- Tất cả trẻ  đều được tạo cơ hội học tập, vui chơi và giáo dục văn hóa địa phương bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của nhà trường.

- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn. Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có ý thức tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp giáo viên, luôn linh hoạt, nhạy bén để tìm tòi các phương, hình thức trong việc lồng ghép, tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào chương trình giáo dục mầm non.

- Tập thể nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao với trường, với công việc được giao; có tinh thần đoàn kết, gắn bó, giúp nhau cùng tiến bộ.

2. Khó khăn:

- Một số phụ huynh do quá bận công việc nên chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục các cháu.

- Một số giáo viên lớn tuổi nên việc ứng dụng CNTT vào dạy trẻ còn một số hạn chế.

II. Đánh giá thực hiện.

1. Nội dung 

- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương”  vào Chương trình GDMN, lồng ghép vào các hoạt động giáo dục trong sinh hoạt của bé hàng ngày phù hợp với từng độ tuổi.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc triển khai thực hiện kế hoạch tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào chương trình giáo dục mầm non.

- Phát động phong trào sưu tầm, tìm kiếm những bài thơ, bài hát, hò vè, câu đố… đang lưu truyền trong dân gian của địa phương, phù hợp với độ tuổi. 

- Sưu tầm và bảo tồn những văn hóa dân gian về các món ăn, trang phục, trò chơi… của các địa phương,vùng, miền phù hợp với độ tuổi mầm non.

- Tổ chức hội thảo về nội dung, phương pháp tích hợp giáo dục Văn hóa địa phương”  trong thực hiện Chương trình GDMN, hoạt động thao giảng, dự giờ… để bồi dưỡng năng lực, nâng cao kỹ năng thực hành đối với giáo viên.

- Tổ chức các hoạt động giao lưu, ngày hội phù hợp với độ tuổi… tạo sân chơi cho trẻ mầm non được trải nghiệm ở cấp cơ sở, “Chương trình giao lưu Bé với di sản văn hóa Huế”“Ngày hội giao lưu văn hóa ẩm thực truyền thống địa phương”, “Giao lưu văn hóa địa phương”  

2. Kết quả 

- 100% các nhóm, lớp triển khai thực hiện Kế hoạch tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào Chương trình GDMN. Bảo đảm tất cả trẻ ở các độ tuổi đều được tạo cơ hội học tập, vui chơi và giáo dục văn hóa địa phương bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của nhà trường.

- 100% các nhóm, lớp xây dựng môi trường vật chất, môi trường giao tiếp, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, lồng ghép tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào các hoạt động, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ hàng ngày.

- Các lớp đã tuyên truyền phổ biến ý nghĩa và tầm quan trọng của các nội dung tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” tới cha mẹ và cộng đồng bằng nhiều hình thức (bản tuyên truyền, xây dựng góc địa phương, môi trường văn hóa Huế...).

-  Nhà trường đã kiểm tra, hỗ trợ, thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” đối với các nhóm, lớp học trong nhà trường. Rà soát các nội dung lồng ghép, tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào chương trình giáo dục mầm non của trẻ ( Năm/tháng (chủ đề)/ngày) phù hợp với các độ tuổi.

*Năm học 2020 – 2021

- Xây dựng góc văn hóa địa phương của trường, lớp.

- Tổ chức hội thi “Bé khéo tay” về hành trình di sản Huế, kết quả đạt giải: 06 giải A, 10 giải B, 06 giải C.

- Giao lưu giáo dục “Văn hóa địa phương” cấp cơ sỏ.

- Tổ chức các hoạt động “Mừng Đảng, Mừng xuân” tái tạo Tết cổ truyền, các loại mức bánh của địa phương....

- Tổ chức cho trẻ xem Múa rối nước

- Tham quan trường tiểu học Ves.

* Năm học 2021 – 2022

- Xây dựng góc văn hóa địa phương của trường, lớp.

Tổ chức các hoạt động quay video có tích hợp nội dung giáo dục văn hóa địa phương chuyển tải đến các bậc phụ huynh thông qua trang zalo của lớp, qua đó giáo viên trao đổi, tuyên truyền đến phụ huynh nhằm giáo dục trẻ biết ý nghĩa của văn hóa địa phương trong thời gian trẻ nghỉ dịch tại nhà.

- Tổ chức hội thi “Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo”  (tích hợp nội dung văn hóa địa phương) kết quả đạt giải: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba.

- Tổ chức tốt Hội thi giao lưu “Bé khéo tay”  với nội dung : Bé với văn hóa địa phương; Bé yêu di sản Huế. kết quả đạt giải:

Cấp cơ sở: 06 giải Nhất, 07 giải Nhì; 06 giải Ba; 07 giải KK

Cấp Thành phố: 01 cháu đạt giải B; 03 cháu đạt giải C:

- Tổ chức cho trẻ tham quan trường tiểu học  Vỹ Dạ    

III. Những nội dung triển khai trong năm học 2022-2023

- Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về thực hiện chuyên đề.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể cho năm học, cho từng tháng thực hiện.

- Tổ chức thảo luận, thi đồ dùng đồ chơi, sáng tác trò chơi, thơ ca, giao lưu văn hóa địa phương, thay đổi các hình thức tổ chức  …

- Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động một cách chủ động, tích cực và hứng thú.

Thu hút sự quan tâm và huy động các nguồn lực của phụ huynh, cộng đồng, xã hội đóng góp xây dựng môi trường hoạt động giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ.

IV. Kiến nghị, đề xuất

Nhà trường tiếp tục chỉ đạo cán bộ, giáo viên tiếp tục tổ chức thực hiện tích hợp chuyên đề Văn hóa địa phương” vào các hoạt động giáo dục chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ hàng ngày trong chương trình GDMN đạt hiệu quả.

Nhà trường tổ chức tập huấn, hội thảo chai sẻ kinh nghiệm để giáo viên học tập và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

Trên đây là Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào Chương trình GDMN của trường Mầm non Hương Lưu Thành phố Huế đã triển khai thực hiện có hiệu quả tại đơn vị

Nơi nhận:                             

- Phòng GD&ĐT TP Huế (để b/c))

- BGH  (theo dõi).

- Các tổ CM;

- Lưu: HSCM.

              HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

            Phan Thị  Nam

 

 

 

Số lượt xem : 412

Chưa có bình luận nào cho bài viết này

Các tin khác