Anh không thể dạy cho con người bất cứ điều gì, mà anh chỉ có thể giúp người ấy tự tìm ra chân lý "

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

 » Quyết định

Quyết định

Cập nhật lúc : 15:17 29/08/2024  

QUYẾT ĐỊNH Về việc Ban hành Quy chế thực hiện các nhiệm vụ y tế trường học và công tác tổ chức bán trú trong nhà trường Năm học: 2024– 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TP HUẾ

TRƯỜNG MN HƯƠNG LƯU

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Số: 118/QĐ-MNHL

                    Huế, ngày 19 tháng  8  năm 2023

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc Ban hành Quy chế thực hiện các nhiệm vụ y tế trường học và công tác tổ chức bán trú trong nhà trường

Năm học: 2024– 2025

 

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MN HƯƠNG LƯU

            Căn cứ Nghị định Số: 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

Căn cứ Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 31/12/2020 về việc ban hành Điều lệ trường Mầm non;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học;

Thực hiện công văn số 1018/PGDĐT-KHTC, ngày 16/8/2024 của Phòng GD&ĐT về việc hướng dẫn tổ chức công tác bán trú trong trường học năm 2024-2025;

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2024- 2025,

 

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành “Quy chế thực hiện các nhiệm vụ y tế trường học và công tác tổ chức bán trú trong nhà trường” của trường Mầm non Hương Lưu

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Mầm non Hương Lưu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận

- Như điều 3 (để t/h);

- CMTE (để phối hợp t/h);

- Website;

- Lưu HSYT&BT.

HIỆU TRƯỞNG

 

Nguyễn Thị Diễm Hoa

ỦY BAN NHÂN DÂN TP HUẾ

TRƯỜNG MN HƯƠNG LƯU

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

 

QUY CHẾ
THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ Y TẾ TRƯỜNG HỌC VÀ TỔ CHỨC BÁN TRÚ CỦA NHÀ TRƯỜNG

 

(Kèm theo Quyết định số 118/QĐ-MNHL ngày 19 tháng 8 năm 2024 về việc ban hành “Quy chế thực hiện nhiệm vụ y tế trường học và công tác tổ chức bán trú trong nhà trường” của Trường Mầm non Hương Lưu)

 

Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch và các quy định thực hiện nhiệm vụ y tế trường học và công tác bán trú; triển khai thực hiện nghiêm túc các kế hoạch đề ra.

Điều 2. Các thành viên trong Ban chỉ đạo cùng với GV-NV thực hiện nghiêm túc quy chế, kế hoạch đề ra.

Điều 3. Giao cho đồng chí Phó hiệu trưởng chỉ đạo công tác bán trú và Nhân viên y tế triển khai các quy định thực hiện công tác y tế trường học; Có kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất, kịp thời giải quyết các vấn đề đột xuất về công tác y tế, vệ sinh trường học và nhiệm vụ bán trú của nhà trường.

Chương II: QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4: Quy định tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ trong trường MN

1. Trẻ mầm non cần được tăng cường hoạt động thể lực để đảm bảo phát triển thể chất, nhận thức và tăng cường sức khỏe. Muốn vậy cần thực hiện:

- Tích cực cho trẻ tham gia các giờ thể dục ở trường và chơi các trò chơi vận động trong các giờ ngjir giải lao.

- Tham gia các hoạt động thể thao như đá bóng, bóng rổ, tập võ, tập múa, bơi lội, thể dục nhịp điệu….

 - Phụ huynh nên khuyến khích trẻ đi bộ, tập đạp xe đạp, vận động chứ không nên cho trẻ xem ti vi, điện thoại…

- Nên đi cầu thang bộ thay cho sử dụng cầu thang máy.

- Tích cực giúp cha mẹ làm việc như dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, phụ giúp công việc làm bếp…

2. Gia đình cần thực hiện:

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho con hoạt động thể lực bằng cách: bố trí thời gian, dụng cụ, phương tiện..

- Tạo điều kiện cho trẻ tập luyện thể dục thể thao, cho trẻ học bơi, học võ, học nhảy, học múa, học thể dục nhịp điệu…

- Cha mẹ hãy là tấm gương trong việc rèn luyện thể lực để các con noi theo. Không nên để các con dùng máy tính, xem tivi, chơi game, đọc truyện quá 120 phút/ngày.

3. Nhà trường cần tạo ra môi trường thuận lợi cho việc hoạt động thể lực của trẻ:

- Đảm bảo duy trì hoạt động thể dục đầu giờ, giữa giờ, các giờ học thể dục.

- Chú trọng giáo dục cho trẻ có thói quen tích cực hoạt động thể lực.

- Tăng cường bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị cho trẻ có khu vận động nâng cao thể lực.

- Tạo cho trẻ có môi trường vui chơi, đồ chơi vận động phải đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động.

- Tạo điều kiện cho trẻ tập thể dục, thể thao và chơi các trò chơi vận động tập thể bằng cách: bố trí địa điểm, thời gian, dụng cụ, phương tiện...

- Phát động phong trào và tổ chức các cuộc thi vận động cho trẻ.

4. Gia đình phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục, khuyến khích trẻ ăn uống hợp lý và tích cực hoạt động thể lực, tham gia các hoạt động nâng cao sức khỏe.

Điều 5. Quy định về phòng chống tai nạn thương tích

        1. Phòng, chống tai nạn giao thông:

-  Cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh cần tuân thủ theo luật lệ ATGT.

-  Phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển mô tô, xe máy hoặc khi tham gia giao thông, ngồi phía sau xe.

- Khi đi học, khi tan học về không được chen lấn, xô đẩy, trêu đùa. Đi đúng phần đường quy định, chấp hành tín hiệu giao thông, đèn tín hiệu ngã tư.

- Không đi hàng hai, hàng ba, ôm vai, bá cổ khi tham gia giao thông.

        - Trang phục cần gọn gàng tránh các tai nạn giao thông không đáng có do                                     trang phục gây ra.

Phòng, chống cháy nổ, điện giật, đuối nước.

        - Thực hiện nghiêm chỉnh luật phòng chống cháy nổ, nội quy phòng cháy chữa cháy của nhà trường.

-  Không cho trẻ nghịch các công tác nguồn, cầu dao điện.

-  Ổ cắm điện phải để quá tầm với của trẻ.

-  Không nghịch, tháo gỡ, tự ý sửa chữa các nguồn dây, thiết bị điện trong lớp học.

-  Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, khi tan học.

-  Khi các thiết bị điện có dấu hiệu hư hỏng cần báo cho BGH nhà trường biết để sửa chữa.

-  Không để các vật liệu dễ cháy nổ gần tầm với của trẻ: bật lửa, diêm.

-  Nhà vệ sinh phải khô ráo, không để nước trong thùng, chậu ở trong nhà vệ sinh…

3. Phòng, chống các tai nạn nhỏ, bạo lực học đường:

-   Không được để các dụng cụ, vật sắc nhọn trong tầm với của trẻ như dao, kéo, súng cao su hay quả trứng bằng đá vv…. Khi cần sử dung đến các dụng cụ sắc nhọn như dao, kéo trong giờ giờ học cắt, xé, dán thì giáo viên phải quan sát trẻ không để trẻ tự ý làm 1 mình...

-  Khi chơi đùa không được cầm các vật có thể gây nguy hiểm như: bút đầu nhọn, thước kẻ vuông. Tránh đùa nghịch xô đẩy nhau vào các cạnh bàn, tường có góc nhọn…

-  Giáo viên phải quan sát trẻ mọi lúc mọi nơi, khổng để trẻ chơi ngịch ở lan can, cầu thang…

-  Thực hiện nếp sống văn minh, thanh lịch. Trường học hạnh phúc, thân thiện, học sinh tích cực.

Điều 6. Quy định về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

1. Vệ sinh cá nhân: Trẻ khi đến trường cần tuân thủ các nội quy, quy định vệ sinh cá nhân sau:

-  Trang phục phải gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Mặc đồng phục theo quy định, lịch cụ thể của nhà trường.

-  Tóc gọn gàng, không lõa xõa, nam không để tóc quá dài.

-  Không được để móng tay, móng chân. Chân, tay phải sạch sẽ.

-  Thường xuyên vệ sinh thân thể, tùy vào điều kiện, thời tiết.

-  Vệ sinh sạch sẽ tay, chân, mặt khi tham gia các hoạt động ngoài trời gây bụi bẩn.

 2. Dạy trẻ kỹ năng vệ sinh cá nhân:

- Rửa tay thường xuyên: Bàn tay là nơi phát tán vi khuẩn nhiều hơn bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Do đó rửa tay đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh, đặc biệt cần thiết khi trẻ thường dùng tay bẩn để bốc thức ăn và hầu như không ý thức về việc phải rửa tay trước.

- Phải rèn cho trẻ thói quen thường xuyên rửa tay để đảm bảo vệ sinh.

- Dạy trẻ luôn ghi nhớ việc rửa tay:

* Trước khi cầm đồ ăn vặt và trước các bữa ăn.

* Trước và sau khi chế biến thức ăn.

* Trước khi chạm vào em bé sơ sinh hoặc em bé mới tập đi.

* Sau khi chơi ở ngoài vườn.

* Sau khi sử dụng nhà vệ sinh.

* Sau khi chơi cùng động vật nuôi.

* Sau khi vứt rác.

* Sau khi đổi và dọn chuồng của động vật nuôi.

* Sau khi lấy hỉ mũi và hắt hơi.

- Chải tóc và gội đầu đều đặn: Việc chải tóc cẩn thận hàng ngày sẽ giúp loại bỏ những tế bào da chết (gàu), tóc rụng và cũng sẽ hỗ trợ tóc chắc khoẻ, tránh bị khô xơ.

- Trẻ cần có thói quen chải tóc mỗi ngày và gội đầu thường xuyên. Nên chọn loại dầu gội dành cho trẻ em vì các sản phẩm này có chứa detangling giúp dưỡng tóc mềm mượt và dễ sử dụng lại không gây kích ứng. Đối với những trẻ dễ ra nhiều mồ hôi thì nên gội đầu vài lần mỗi tuần. Chải đầu cũng là bài học vệ sinh thân thể trẻ cần học.

- Đảm bảo sức khỏe răng miệng: Dạy trẻ cách đánh răng khi bắt đầu mọc răng đều. Để phòng ngừa bênh sâu răng ở trẻ, cần chú ý cho trẻ đánh răng hàng ngày, ít nhất 1 lần mỗi ngày và phải đúng cách. Dạy trẻ những kỹ thuật chải răng cơ bản, bao gồm cả việc chải lưỡi và tạo thói quen vệ sinh răng miệng ngay từ khi trẻ con nhỏ, vì lười đánh răng sẽ gây ra những bệnh về nha chu và làm hơi thở của trẻ có mùi hôi.

- Lên lịch tắm rửa: tắm rửa hàng ngày là 1 việc vô cùng quan trọng giúp trẻ tránh xa vi khuẩn và bệnh tật. Dạy trẻ có thói quen tắm rửa trước khi đi ngủ hoặc trước khi đến trường. Dạy trẻ cách cọ nách, gội đầu, rửa mặt, rửa tay, chân, kẽ ngón chân, móng chân, móng tay và vệ sinh vành tai. Vệ sinh vùng kín cũng là điều bố mẹ cần nhắc trẻ khi tắm để bé được vệ sinh toàn diện.

- Rửa chân hàng ngày: cần đảm bảo trẻ rửa chân đúng cách, ít nhất mỗi ngày một lần. Lau khô cẩn thận sau khi rửa chân, đặc biệt ở giữa các kẽ ngón chân để đề phòng sự phát triển của vi khuẩn lây lan. Tập cho trẻ đi giày dép vì đi chân trần rất dễ bị nhiễm khuẩn.

- Thay quần áo khi nào cần thiết: Nên cho trẻ thay quần áo ít nhất 2 lần mỗi ngày và thay ngay khi bị bẩn. Nếu trẻ mặc đồng phục của trường, hãy thay đồ cho trẻ ngay khi trẻ vừa về nhà bằng 1 bộ quần áo sạch sẽ.

3. Vệ sinh môi trường: Giáo viên các lớp phải vệ sinh lớp học sạch sẽ trước khi đón trẻ.

- Thùng rác đảm bảo, phải có nắp đậy thường xuyên vệ sinh, rửa sạch sẽ, đỗ rác đúng nơi quy định.

- Vệ sinh lau chùi các cửa sổ, bàn ghế, quét mạng nhện sạch sẽ.

- Giáo dục trẻ không nên viết, vẽ bậy lên bàn ghế, tường, các cách cửa…

- Các dụng cụ vệ sinh phải để gọn gàng. Lớp học thông thoáng đảm bảo mát vào hè, ấm vào mùa đông.

- Không hái lá, bẻ cành các cây xanh xung quanh khu vực lớp học. Không vứt rác bừa bãi.

Điều 7. Quy định về dinh dưỡng hợp lý:

Để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng theo độ tuổi sẽ giúp trẻ cao lớn, mạnh khỏe và thông minh cho trẻ, cần thực hiện:

- Cho trẻ ăn đủ 3 bữa chính trong ngày, không nên bỏ bữa sang, không nên ăn tối quá muộn và ăn trước khi đi ngủ.

- Uống 1-2 ly sữa mỗi ngày để giúp trẻ cao lớn, khỏe mạnh và thông minh. Nếu trẻ bị thừa cân - béo phì thì nên uống sữa không đường và tách béo.

- Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể.

- Hạn chế ăn uống đồ ngọt như bánh, kẹo, kem, chè, nước ngọt đóng chai, nước trái cây có thêm đường... để phòng chống sâu răng và béo phì.

- Hạn chế ăn các món ăn chứa nhiều chất béo như gà rán, khoai tây chiên, thức ăn rán ngập dầu, mỡ, phủ tạng động vật (tim, gan, bầu dục...).

- Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều muối như: xúc xích, dăm bông, bim bim, mì ăn liền, dưa muối, cà muối và các món kho, tim, rang mặn.

- Hạn chế chấm thức ăn vào gia vị mặn (nước mắm, xì dầu, bột canh, muối) trong thức ăn.

*. Đối với nhân viên cấp dưỡng:

- Đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc bếp ăn 1 chiều.

- Thực hiện đúng 10 nguyên tắc vàng trong chế biến.

- Luôn tìm tòi và chế biến các món ăn ngon, đảm bảo dinh dưỡng, hợp vệ sinh cho trẻ.

- Thực đơn cho trẻ phải đa dạng, phong phú, xây dựng thực đơn phải theo mùa.

*. Gia đình cần thực hiện:

- Các bữa ăn cần sử dụng đa dạng thực phẩm và đảm bảo đủ 4 món thực phẩm là ngũ cốc, đạm, chất béo và rau củ; kết hợp thực phẩm động vật và thực vật.

- Nên sử dụng muối i ốt hoặc bột canh i ốt để chế biến món ăn cho con.

- Thực hiện các biện pháp ăn giảm muối để tạo thói quen ăn không thừa muối cho con.

- Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, vitamin và khoáng chất, đặc biệt bổ sung vitaminC cho trẻ để tăng sức đề kháng.

- Không nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn chế biến sẳn, thực phẩm chiên nhiều dầu gây béo như (bánh pizza, đùi gà chiên, xúc xích chiên, khoai tây chiên, các loại bánh ngọt…).

* Nhà trường cần tạo ra môi trường dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ bằng cách:

- Nhà trường cần thực hiện đúng hướng dẫn về xây dựng thực đơn chế độ ăn hợp lý cho trẻ tuổi học đường khi tổ chức các bữa ăn trưa hoặc ăn phụ giữa giờ học cho trẻ.

- Tăng cường phổ biến kiến thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và người chăm sóc trẻ về dinh dưỡng hợp lý.

- Tập huấn kiến thức ATVSTP cho nhân viên cấp dưỡng.

- Hàng năm tổ chức thi cô nuôi giỏi để tìm tòi nhiều món ăn ngon đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Điều 8. Quy định về thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường MN

 Trường học có bếp ăn bán trú đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm:

a) Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất về an toàn vệ sinh thực phẩm theo khoản 1, khoản 2, khoản 3, mục VI và yêu cầu vệ sinh đối với hoạt động bảo quản, chế biến thực phẩm theo khoản 5 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 07:2010/BYT) phòng chống bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư số 46/2010/TT-BYT.

b) Bếp ăn, nhà ăn (khu vực ăn uống), căng tin trong trường học và người làm việc tại nhà ăn, bếp ăn trong trường học phải bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

c) Phải có hợp đồng nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, thực hiện đầy đủ chế độ kiểm thực ba bước và chế độ lưu mẫu thực phẩm 24 giờ. Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần; được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt về vệ sinh cá nhân. Bảo đảm các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm về cơ sở, thiết bị dụng cụ và quy trình chế biến, nấu nướng theo nguyên tắc một chiều. Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, có thiết bị chống ruồi, muỗi, bọ, chuột, động vật và duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ. Có hệ thống thiết bị bảo quản thực phẩm, hệ thống nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.

Chương III: TRÁCH NHIỆM CỦA BAN CHỈ ĐẠO

Điều 9. Trách nhiệm Ban chỉ đạo

1. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện công tác bán trú; trực tiếp chỉ đạo công tác bán trú ở 3 điểm trường .

2. Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra nhân viên cấp dưỡng, giáo viên thực hiện theo các quy trình tổ chức bán trú.

3. Xử lý các trường hợp vi phạm của nhân viên cấp dưỡng, giáo viên về các nội quy của trường, lớp vượt thẩm quyền của giáo viên, nhân viên thực hiện bán trú.

Chương IV: TRÁCH NHIỆM CỦA NHÂN VIÊN CẤP DƯỠNG

Điều 10. Nhân viên cấp dưỡng.

1. Nhân viên cấp dưỡng hợp đồng nấu ăn tại trường phải có đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định hiện hành: như bằng cấp đào tạo, giấy chứng nhận về chế biến món ăn, có kiến thức về VSATTP, hồ sơ khám sức khỏe theo quy định.

2. Nhân viên cấp dưỡng đầu tóc, quần áo gọn gàng, móng tay phải được cắt ngắn, không đeo trang sức ở tay khi đang thi hành công việc ở bếp ăn, đảm bảo sức khỏe tốt, không mắc các bệnh da liễu và bệnh về đường hô hấp.

3. Khi thực hiện công việc phải mặc trang phục bảo hộ, đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến.

 4. Nhân viên cấp dưỡng không được tự ý cho người lạ vào bếp khi chưa có sự đồng ý của BGH nhà trường.

5. Nhân viên cấp dưỡng phải nắm chính xác số lượng trẻ ăn trong ngày để đảm bảo chế độ ăn cho trẻ.

6. Thực đơn đã lên trong tuần, mua theo bảng dự kiến, dựa vào số trẻ trong ngày để điều chỉnh bảng thực phẩm cần mua trong ngày và mua các thực phẩm theo hợp đồng đã ký. (Trường hợp không có thực phẩm theo thực đơn dự kiến nhân viên cấp dưỡng phải báo ngay cho Ban chỉ đạo bán trú để có biện pháp phù hợp), có sự đồng ý của BCĐ thì nhân viên cấp dưỡng mới thực hiện thực đơn mới và công khai trên bảng thực đơn của nhà trường.

7. Nhân viên cấp dưỡng phải thực hiện nghiêm túc các quy định trong giao nhận thực phẩm và có đầy đủ chữ ký của các bên.

 8. Nhân viên cấp dưỡng thực hiện sơ chế, chế biến, chia ăn theo quy trình bếp 1 chiều.

9. Chia ăn cho trẻ theo định lượng quy định.

10. Nhân viên cấp dưỡng không được cắt xén khẩu phần ăn của trẻ, nấu đúng số lượng trẻ đến lớp và nấu theo thực đơn BGH đã duyệt

11. Nhân viên cấp dưỡng vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài bếp ăn.

12. Thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà bếp.

13. Có đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định.

14. Phân công nhiệm vụ của Nhân viên cấp dưỡng:

TT

Thời gian

Nội dung công việc

Người phụ trách

1

7h15-8h15

- Nhận thực phẩm (cân, đong, kiểm tra chất lượng thực phẩm).

- Các  lớp báo ăn.
- Nấu nước sôi (mùa đông).

- NV Cấp Dưỡng,
 PHT, NVYT, Kế toán.

2

8h15-8h30

- Vệ sinh đồ dùng.

- Nấu cơm.

- NV Cấp Dưỡng

3

8h30-9h45

- Làm sạch thực phẩm - Sơ chế - Chế biến.

- NV Cấp Dưỡng

4

9h45- 10h

- Hấp bát thìa, đồ dùng chia ăn bằng máy sấy.

- Lên định lượng chia ăn.

- NV Cấp Dưỡng

5

10h-1015h

- Chia cơm.

- Thức ăn mặn và canh.

- NV Cấp Dưỡng

6

10h15-11h00

- Vệ sinh đồ dùng nhà bếp.

- Chế biến thức ăn giáo viên.

- NV Cấp Dưỡng

7

13h30- 15h00

- Chế biến và chia bữa phụ cho Mẫu giáo, bữa chính cho Nhà trẻ.    

- NV Cấp Dưỡng

8

15h00- 16h00

- Vệ sinh đồ dùng nhà bếp.

- NV Cấp Dưỡng

 

Chương V: TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁO VIÊN VÀ NHÂN VIÊN KHÁC

Điều 11. Đối với giáo viên

- Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

- Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

- Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.

- Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hóa; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Thực hiện các nhiệm vụ:

1. Thực hiện đúng chế độ sinh hoạt và các quy định của nhà trường.

2. Chấm cơm hàng ngày cho trẻ chính xác.

3. Trong thời gian trẻ ở lớp phải đảm bảo an toàn cho trẻ: chăm sóc tốt bữa ăn, giấc ngủ. Nắm được định lượng của trẻ trong ngày.

4. GV phải chú ý đến từng cá nhân trẻ, đặc biệt chú ý đến trẻ bị suy dinh dưỡng và trẻ béo phì để đề xuất với nhà bếp điều chỉnh chế độ ăn hợp lý.

5. Phải tuyệt đối giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ: Thoáng mát, sạch sẽ về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

6. Tổ chức cho trẻ học, ăn, ngủ vui vẻ tạo được sự gần gũi, đầm ấm, đảm bảo theo thời gian quy định.

7. Không được tiếp khách và quan hệ với người lạ khi chưa được phép của BGH.

8. Kiểm tra và tiếp phẩm nghiêm túc theo phân công của BGH.

9. Thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà bếp đề ra.

10. Khi nhận thức ăn ở bếp và chia thức ăn cho trẻ phải đeo khẩu trang y tế.

11. Phối hợp với Phó hiệu trưởng theo dõi và tập hợp kết quả của lớp mình. Thông báo, trao đổi với phụ huynh về kết quả sức khỏe và cân đo.

12. Phối kết hợp với phụ huynh trong việc CSGD trẻ

Điều 12: Đối với nhân viên khác:

1. Nhân viên y tế: Kiểm tra công tác tiếp phẩm, quá trình chế biến, lưu mẫu và tổ chức ăn theo phân công của BCĐ.

2. Nhân viên bán trú: Có đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định. Thực hiện phần mềm dinh dưỡng trong xây dựng thực đơn và chế độ ăn cân đối cho trẻ.

3. Nhân viên kế toán: lập hồ sơ theo dõi cụ thể, có chứng từ rõ ràng.

4. Thủ quỹ xuất tiền theo số lượng trẻ ở phiếu chi

Chương VI: TRÁCH NHIỆM CỦA  PHỤ HUYNH

Điều 13. Đối với phụ huynh.

1. Đóng tiền ăn theo quy định của nhà trường.

2. Nếu cháu nghỉ đột xuất phải báo trước cho GVCN trước 7h30.

3. Tham gia kiểm tra chất lượng bữa ăn, quy trình chế biến, tổ chức bữa ăn và giờ ngủ của trẻ.

4. Khi phụ huynh kiểm tra phải có sự đồng ý của BGH nhà trường.

5. Khi vào bếp kiểm tra phải đeo găng tay, khẩu trang y tế để đảm bảo ATVSTP cho trẻ và cho nhà trường.

6. Khi có vướng mắc, đề xuất phụ huynh trao đổi trực tiếp với GVCN, BGH nhà trường để cùng nhau tháo gỡ.

Chương VII: HIỆU LỰC THI HÀNH

Điều 14.  Quy chế này được thông qua toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh để thực hiện tốt quy chế công khai, dân chủ ở trường mầm non trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Người vi phạm quy chế sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì thay đổi hoặc vư­ớng mắc phát sinh, Hiệu trưởng phối hợp với các tổ chức đoàn thể tập hợp ý kiến báo cáo về cơ quan chủ trì các cấp để giải quyết.

 Quy chế này có hiệu lực bắt đầu từ ngày ký cho đến khi có quy chế khác thay thế./.    

Nơi nhận:

- BGH (để chỉ đạo);

- CBGVNV (để t/h);

- CMTE (để phối hợp t/h);

- Website;

- Lưu HSYT&BT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Nguyễn Thị Diễm Hoa

Số lượt xem : 269

Các tin khác