Người nào để lại cho con cháu những điều trung nghĩa thì nhà ấy thịnh vượng. Kẻ nào để lại cho con cháu những mánh khoé gian hùng thì nhà ấy tất suy "

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

 » Chuyên môn

Chuyên môn

Cập nhật lúc : 22:19 01/11/2017  

KÉ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THI XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

PHÒNG GD&ĐT TP HUẾ

TRƯỜNG MN HƯƠNG LƯU

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Số: 117/KH-MNTL

 

              Huế, ngày 23 tháng 9 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

Tổ chức Hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”

Năm học 2017-2018

 

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018, Kế hoạch số 1335/KH-PGDĐT-GDMN ngày 19/9/2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Huế về việc tổ chức Hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, Trường mầm non Hương Lưu xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, cấp cơ sở năm học 2017 - 2018, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Hội thi là cơ hội cho các trường mầm non trao đổi, học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thiết kế, xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;

Thông qua Hội thi tuyên truyền đến các bậc phụ huynh, các ban, ngành đoàn thể và cộng đồng về sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ, đồng thời tăng cường công tác huy động xã hội hóa trong các cơ sở giáo dục mầm non;

Lựa chọn lớp điển hình tốt về xây dựng và sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục trong trường mầm non theo quan điểm Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để nhân rộng trong toàn trường và tham gia hội thi các cấp.

2. Yêu cầu

11/11 nhó, lớp “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” để tham gia Hội thi cấp cơ sở và chọn tham gia Hội thi cấp thành phố;

Hội thi được tổ chức đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, khoa học, có tác dụng giáo dục, khuyến khích động viên các lớp học hỏi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường giáo dục và nhân rộng kết quả toàn trường.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI

Nội dung thi gồm 4 phần trong bộ tiêu chí áp dụng quan điểm Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non (kèm theo bộ tiêu chí) và điểm sáng tạo, hiệu quả trong việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non với thang điểm 100.

1. Môi trường bên trong nhóm lớp (35 điểm): Môi trường vật chất cho trẻ hoạt động trong phòng nhóm/lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi:

- Có các phòng đảm bảo qui định, sắp xếp, trang trí không gian hợp lí, thẩm mĩ, thân thiện, an toàn (15 điểm);

- Có các góc cho trẻ hoạt động và được bố trí thuận tiện, hợp lí, linh  hoạt, dễ thay đổi đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động vui chơi của trẻ (10 điểm);

- Có đa dạng ĐDĐC, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động, kích thích sự phát triển của trẻ và được sắp xếp hấp dẫn, hợp lý; thể hiện tính sáng tạo của cô và trẻ (10 điểm);

Các lớp tham gia dự thi sẽ được chấm toàn bộ các góc trong và ngoài của lớp mình. Mỗi lớp đều chấm theo thang điểm 35 điểm.

2. Môi trường bên ngoài (30 điểm): Môi trường vật chất cho trẻ hoạt động ngoài trời đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi:

- Có các góc/khu vực khác nhau được quy hoạch phù hợp, thân thiện với trẻ (15 điểm);

- Có đa dạng các đồ chơi, học liệu đảm bảo an toàn, vệ sinh (15 điểm).

3. Môi trường xã hội (15 điểm): Môi trường xã hội hỗ trợ, kích thích hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi:

- Tạo không khí giao tiếp tích cực, kích thích hứng thú hoạt động của trẻ (5 điểm);

- Trẻ luôn được tôn trọng, khuyến khích và hỗ trợ phát triển (10 điểm).

4. Sử dụng môi trường giáo dục hợp lý tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện (10 điểm):

- Chuẩn bị môi trường giáo dục phù hợp (5 điểm);

- Tổ chức sử dụng môi trường giáo dục phù hợp, hiệu quả (5 điểm).

5. Điểm sáng tạo, hiệu quả: (10 điểm)

* Điểm của lớp dự thi là tổng điểm của 5 phần thi trên.

III. ĐỐI TƯỢNG, SỐ LƯỢNG, ĐIỀU KIỆN, THAM GIA HỘI THI

1. Đối tượng, số lượng:

- Các lớp từ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi đến lớp 5 tuổi trong trường MN Hương Lưu

2. Điều kiện tham gia Hội thi:

Các lớp chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường bên trong ngoài nhóm lớp đảm bảo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.

 IV. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, KINH PHÍ

1. Thời gian: Dự kiến tổ chức Hội thi vào 30 tháng 10/2017 

2. Địa điểm:

Ban tổ chức sẽ tiến hành chấm thi tại địa điểm lớp tham gia dự thi.

3. Kinh phí:

- Trang thiết bị, vật liệu, học liệu, đồ dùng chuẩn bị phục vụ Hội thi của các lớp do giáo viên chủ động và tranh thủ nguồn lực từ phụ huynh hỗ trợ các nguyên vật liệu để thực hiện.

V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

- Điểm tổng kết là tổng điểm của 4 phần thi bộ tiêu chí áp dụng quan điểm Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và điểm sáng tạo, hiệu quả trong việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non, xếp từ cao xuống thấp.

- Dự kiến cơ cấu giải bao gồm: 01 giải nhất; 01 giải nhì; 01 giải ba và 02 giải khuyến khích.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cán bộ quản lý, kế toán:

- Xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi, chương trình Hội thi, nội quy và lịch thi.

- Xây dựng phiếu điểm các nội dung thi.

- Thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo để điều hành và thực hiện toàn bộ hoạt động của Hội thi theo Kế hoạch.

- Dự toán, thanh quyết toán kinh phí tổ chức Hội thi theo quy chế chi tiêu nội bộ.

2. Các giáo viên:

- Tiến hành thực hiện kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, học liệu... để tham gia hội thi cấp cơ sở.

Trên đây là Kế hoạch tổ chức Hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cấp trường năm học 2017-2018”, yêu cầu giáo viên các lớp triển khai thực hiện.

 

 

 Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT; ( để báo cáo)

- Các tổ chuyên môn;

- Website;

- Lưu: VT.                                                    

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

          Phan Thị Nam

 

BẢNG CHẤM ĐIỂM

Hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”

Cấp cơ sở, năm học 2017-2018

 

NỘI DUNG 1: Môi trường bên trong nhóm lớp (35 điểm)

     Môi trường vật chất cho trẻ hoạt động trong phòng nhóm lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi.

 

STT

NỘI DUNG

Điểm

Lớp

 

1

các phòng đảmbảo qui định, sắp xếp, trang trí không gian hợp lí, thẩm mĩ, thân thiện, an toàn;

15

 

- Phòng học đảm bảo theo yêu cầu về diện tích sử dụng theo quy định.

1.5

 

- Đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

1.5

 

- Các trang thiết bị, điều kiện đảm bảo an toàn, vệ sinh: hệ thống điện, nước, thiết bị cháy nổ, hộp y tế...đủ nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của cô và trẻ hằng ngày.

2.0

 

- Phòng nhóm sắp xếp gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của trẻ.

2.0

 

- Phân chia không gian và vị trí các khu vực phù hợp với diện tích.

1.5

 

- Có không gian riêng để cất giữ đồ đạc cá nhân của trẻ và của cô.

1.5

 

- Tranh ảnh, biểu bảng trẻ/dán ngang tầm mắt trẻ, màu sắc hài hòa không quá rực rỡ.

1.0

 

- Có sử dụng tranh ảnh là sản phẩm của cô và trẻ trong quá trình triển khai các chủ đề.

2.0

 

- Chữ viết to theo đúng mẫu chữ quy định. Đối với MG 5 tuổi ưu tiên môi trường chữ số.

1.0

 

- Không vẽ tranh cố định trên tường, không trang trí che chắn cửa sổ.

1.0

 

 

2

Có các góc cho trẻ hoạt động và được bố trí thuận tiện, hợp lí, linh  hoạt, dễ thay đổi đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động vui chơi của trẻ;

10

 

- Các góc hoạt động được xác định rõ ràng.

1.0

 

- Số lượng các góc phù hợp với diện tích phòng, số lượng và lứa tuổi trẻ, chủ đề đang thực hiện.

1.0

 

- Có góc cố định, nhưng có thể có 1 góc không cố định (có thể sắp xếp thêm bớt hoặc di chuyển) tùy nhu cầu thực tế.

1.0

 

- Có góc khu vực yên tĩnh cho trẻ nghỉ ngơi khi có nhu cầu.

1.0

 

- Bố trí các góc hợp lý: Góc yên tĩnh xa các góc hoạt động ồn ào, góc  sách ở nới có nhiều ánh sáng.

1.5

 

- Các góc hoạt động có ranh giới rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi.

1.0

 

- Các góc dễ dàng sắp xếp lại tùy theo yêu cầu hoạt động của trẻ.

1.0

 

- Tên hoặc ký hiệu các góc đơn giản, gần gũi với trẻ được viết theo đúng quy định mẫu chữ hiện hành.

1.0

 

- Sắp xếp các góc giáo viên dễ quan sát, giám sát được toàn bộ hoạt động của trẻ.

1.5

 

3

Có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động, kích thích sự phát triển của trẻ và được sắp xếp hấp dẫn, hợplý; thể hiện tính sáng tạo của cô và trẻ.

10

 

 

- Có đủ số lượng đồ dùng đồ chơi, thiết bị theo quy định.

2.0

 

- Có nguyên vật liệu mang tính mở, sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm chưa hoàn thiện.

1.5

 

- Có sản phẩm mua sẵn, có sản phẩm cô và trẻ tự làm, sản phẩm của địa phương.

1.5

 

- Đồ dùng đồ chơi nguyên vật liệu an toàn, vệ sinh phù hợp với thể chất và tâm lý của trẻ.

1.5

 

- Đồ dùng đồ chơi nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng để ở nơi trẻ dễ lấy.

1.0

 

- Đồ dùng và đồ chơi nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề/hoạt động và hứng thú của trẻ.

1.5

 

- Học liệu thiết bị đồ chơi được điều chỉnh để hỗ trợ trẻ KT (nếu có)

1.0

 

 

Tổng cộng

35

 

 

NỘI DUNG II: Môi trường bên ngoài (30 điểm)

     Môi trường vật chất cho trẻ hoạt động ngoài trời đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi.

                                                                                                                                         

Stt

Nội dung

Điểm

Điểm chấm

 

1

Có các góc/khu vực khác nhau được quy hoạch phù hợp, thân thiện với trẻ;

15

 

- Các góc/khu vực ngoài trời được xác định rõ ràng.

4.0

 

- Có các góc/khu vực chơi khác nhau

2.0

 

- Khu vực sân chơi dể tập thể dục, chơi một số trò chơi nhóm, chơi đồ chơi có bánh xe, chơi bóng, chơi xây dựng với khối lớn

3.0

 

- Khu vực vườn hoa, vườn rau, cây, thảm cỏ phù hợp và đảm bảo an toàn cho trẻ.

4.0

 

- Môi trường an toàn, sạch đẹp, tạo hình ảnh và ấn tượng riêng của trường/lớp.

2.0

 

 

2

Có đa dạng các đồ chơi, học liệu đảm bảo an toàn, vệ sinh.

15

 

- Mối góc/khu vực hoạt động có nhiều loại học liệu, đồ chơi và phương tiện tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động

10

 

- Đồ chơi trang thiết bị học liệu đảm bảo an toàn, vệ sinh không có sắc nhọn, không độc hại, được bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa kịp thời.

5

 

 

Tổng cộng

30

 

 

NỘI DUNG III: Môi trường xã hội (15 điểm):

     Môi trường xã hội hỗ trợ, kích thích hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi.

 

Stt

Nội dung

Điểm

Điểm chấm

 

1

Tạo không khí giao tiếp tích cực, kích thích hứng thú hoạt động của trẻ;

5

 

- Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo

2.0

 

- Khi trò chuyện với trẻ luôn ngồi ngang tầm với trẻ và nhìn vào mắt trẻ.

1.5

 

- Đối xử công bằng với mọi trẻ.

1.5

 

 

2

Trẻ luôn được tôn trọng, khuyến khích và hỗ trợ phát triển.

10

 

- Tôn trọng tình cảm và ý kiến riêng của trẻ, chấp nhận sự khác biệt của trẻ.

2.5

 

- Đánh giá sự tiến bộ của trẻ so với bản thân, không so sánh với trẻ khác.

2.5

 

- Kiên nhẫn với trẻ, chờ đợi trẻ, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự diễn đạt bằng lời nói.

2.5

 

- Luôn động viên trẻ tự tin vào bản thân “Nhất định con làm được”, “Lần sau con sẽ làm tốt hơn”,…

2.5

 

 

Tổng cộng

15

 

 

NỘI DUNG IV

Sử dụng môi trường giáo dục hợp lý tạo điều kiện cho trẻ phát triển

 toàn diện (10 điểm)

 

Stt

Nội dung

Điểm

Điểm chấm

1

Chuẩn bị môi trường giáo dục phù hợp;

5

 

- Xem xét về số luợng và chất lượng trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của lớp.

3.0

 

- Bổ sung những thứ cần thiết (mua sắm, GV và trẻ tự làm, huy động từ cha mẹ, cộng đồng)

2.0

 

2

Tổ chức sử dụng môi trường giáo dục phù hợp, hiệu quả.

5

 

- Nắm vững cách sử dụng, tính năng, tác dụng của từng loại trang thiết bị, đồ chơi, học liệu. Sử dụng phù hợp, hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho từng chủ đề, từng giai đoạn (giới  thiệu CĐ, khám phá CĐ hoặc kết thúc CĐ), từng hoạt động.

1.0

 

- Bổ sung đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu trong quá trình thực hiện kế hoạch GD.

1.0

 

- Sắp xếp thay đổi môi trường hợp lí, kích thích hứng thú của trẻ, đáp ứng mục tiêu GD.

1.0

 

 

- Tổ chức cho trẻ làm việc theo công đoạn, theo cặp đôi, nhóm nhỏ và cả lớp trong lớp và ngoài trời, tạo cho trẻ cơ hội trao đổi, chia sẻ ý kiến, giúp đỡ lẫn nhau.

1.0

 

- Phân công nhiệm vụ và phối hợp giữa các giáo viên phụ trách lớp trong việc xây dựngvà sử dụng môi trường giáo dục.

1.0

 

 

Tổng cộng

10

 

 

Điểm sáng tạo, hiệu quả (10 điểm)

 

Stt

Nội dung

Điểm

Điểm chấm

1

Điểm sáng tạo, sử dụng hiệu quả.

10

 

 

Tổng cộng

10

 

 

Số lượt xem : 563

Các tin khác