Trong giáo dục, không có gì đáng ngạc nhiên hơn là lượng ngu dốt mà nó tạo ra dưới dạng chân lý trì trệ "

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

 » Các Quy chế thực hiện trong nhà trường

Các Quy chế thực hiện trong nhà trường

Cập nhật lúc : 09:50 22/01/2025  

QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ 2025

UBND QUẬN THUẬN HÓA

TRƯỜNG MN HƯƠNG LƯU

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                    Số: 01/QC-MNHL                                                Huế, ngày  02 tháng  01 năm 2025

       
       

 

QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ,

 QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG CỦA TRƯỜNG MN HƯƠNG LƯU THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ

      

       Căn cứ Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.              

       Căn cứ Quyết định số 81/QĐ-UBND ngày 24/01/2007 về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập của UBND TP Huế,

Trường Mầm non Hương Lưu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thực hiện chế độ tự chủ tài chính của trường. Bản quy chế này đã thông qua trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường vào ngày 31/12/2024. Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ có các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH – NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG QUY CHẾ:

1. Mục đích:

- Tạo quyền chủ động trong quản lý và chi tiêu tài chính cho thủ trưởng đơn vị và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Làm căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực hiện kiểm soát của Kho bạc nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định.

- Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả.

- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Công bằng trong đơn vị, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, phát huy những người có năng lực, gắn nhiệm vụ được giao với thu nhập cá nhân trong đơn vị . 

2. Nguyên tắc:

- Không được vượt quá chế độ chi hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quy định;

- Phải phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị;

- Phải bảo đảm cho cơ quan và cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Phải bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người lao động;

- Mọi việc chi tiêu phải bảo đảm có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp;

- Phải được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong cơ quan;

- Phải có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn đơn vị bằng văn bản.

II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU BỘ MÁY CỦA NHÀ TRƯỜNG

1. Chức năng:

- Trường Mầm non Hương Lưu được thành lập theo quyết định số 3585/QĐ-TCCB của Sở Giáo dục  Đào tạo Thừa Thiên Huế ký ngày 29 tháng 8 năm 2003. Trường chịu trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non theo quy định hiện hành của nhà nước.

2. Nhiệm vụ.

- Tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ từ 24 tháng tuổi đến 5 tuổi theo chương trình Giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Tiếp nhận và vận động trẻ từ 24 tháng tuổi đến 5 tuổi  đến trường, thực hiên phổ cập giáo dục trên địa bàn được phân công.

- Quản lý giáo viên, nhân viên và trẻ.

- Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với gia đình trẻ, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng tham gia các hoạt động chăm sóc giáo dục.

- Tổ chức giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động xã hội trong phạm vi cộng đồng.

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Pháp luật.   

3. Tổ chức  bộ máy:  

Trường MN Hương Lưu có 11 lớp là trường hạng I

- Lãnh đạo trường: Hiệu trưởng và  2 Phó hiệu trưởng.

- Các tổ chuyên môm gồm có: 04 tổ

+ Tổ Mẫu giáo 5-6 tuổi: 08 giáo viên

+ Tổ Mẫu giáo 4-5 tuổi: 07 giáo viên

+ Tổ Mẫu giáo 3-4 tuổi & Nhà trẻ: 10 giáo viên

+ Tổ cấp dưỡng           :  08 nhân viên.

+ Tổ văn phòng           :  05 nhân viên

4.  Tổng số CBGVNV : 41 người

- Biên chế: 30 người

Trong đó:

+ Hiệu trưởng:                                        01 người

+ Phó hiệu trưởng:                                  02 người

+ Giáo viên:                                            25 người

+ Nhân viên Kế toán + Văn thư:             01 người

+ Nhân viên Y tế + kiêm Thủ quỹ:        01 người

- Hợp đồng: 11 người

Trong đó:

+ Nhân viên cấp dưỡng:     08 người

+ Nhân viên phục vụ:        02 người

+ Nhân viên bảo vệ:           01 người (Hợp đồng theo NĐ 111/2022/NĐ-CP).

5. Loại hình đơn vị sự nghiệp: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên.

III. NGUỒN KINH PHÍ CỦA ĐƠN VỊ

1. Nguồn kinh phí của đơn vị

- Kinh phí ngân sách cấp

- Thu học phí                    

- Thu viện trợ (nếu có)

- Nguồn ngân sách địa phương cấp (nếu có).  

2. Kinh phí giao nhưng không thưc hiện chế độ tự chủ tài chính bao gồm:

- Kinh phí chương trình mục tiêu (nếu có)

- Kinh phí xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn tài sản cố định (nếu có)

- Kinh phí đào tạo cán bộ công chức.

IV. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Tiền lương, các khoản phụ cấp, Bảo hiểm:

Các khoản đóng góp: Trích nộp BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí Công Đoàn cho CBGVNV được thực hiện theo quy định của Nhà nước.

       a. Tiền lương, tiền công:

       - Tiền lương của cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước (khoản 1 Điều 12 của Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ và các quy định hiện hành của Nhà nước).

        - Tiền công của giáo viên, nhân viên hợp đồng thực hiện theo sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, phù hợp với tình hình thực tế và khả năng chi trả của nhà trường.

        - Lương bảo vệ được chi từ nguồn kinh phí ngân sách thực hiện theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP, ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

       b. Các khoản phụ cấp: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp ưu đãi ngành, phụ cấp thâm niên nhà giáo, phụ cấp trách nhiệm : Thực  hiện theo quy định hiện hành của nhà nước:

       - Phụ cấp chức vụ: Thực hiện theo Thông tư số 33/2005/TT-BGD&ĐT ngày 8/12/2005 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập:

  + Hiệu trưởng hệ số:                  0,50

  + Phó hiệu trưởng hệ số:            0,35

  + Tổ trưởng chuyên môn hệ số: 0,20

  + Tổ phó chuyên môn hệ số:      0,15

       - Phụ cấp trách nhiệm: Thực hiện theo Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức; Kế toán được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,1 so với mức lương cơ sở (theo quy định của Điều 8 Thông tư 04/2018/TT-BNV) được chi trả cùng kỳ lương hằng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

       - Phụ cấp ưu đãi: Đối với CBQL và giáo viên thực hiện theo Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23/01/2006 về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập. Tính theo quy định hiện hành của Nhà nước bằng 35% mức lương chính hiện hưởng; Đối với nhân viên y tế thực hiện theo Quyết định 276/2005/QĐ-TTg ngày 01/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ viên chức tại các cơ sở y tế của Nhà nước. Tính theo quy định hiện hành của Nhà nước bằng 20% mức lương chính hiện hưởng.

       - Phụ cấp thâm niên VK, TNNG: Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

       - Phụ cấp làm thêm giờ (nếu có): Thực  hiện theo quy định hiện hành của nhà nước. Trường sẽ bố trí giảng dạy, công tác sao cho không để giáo viên dạy vượt giờ, nhân viên làm ngoài giờ quy định. Trường hợp không bố trí hết giờ được thì Nhà trường điều động làm thêm giờ hoặc hợp đồng giáo viên, nhân viên ngoài vào. Định mức thanh toán: giờ hành chính được tính là 150%; vào các ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật là 200% theo hệ số lương hiện hưởng. Được thanh toán sau khi hoàn thành khối lượng công việc, có kiểm tra xác nhận của hiệu trưởng. Số giờ làm thêm không quá 200 giờ/năm/người.

        - Kinh phí công đoàn: Thực hiện theo Quyết định số 1754/QĐ-TLĐ ngày 19/9/2024 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2025.

        c. Đóng BHXH, BHYT, HBTN:

       + Thực hiện theo Luật bảo hiểm xã hội của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 và Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam: BHXH: 25,5% trong đó người lao động đóng 8%, đơn vị đóng 17,5%; BHYT: 4,5% trong đó người lao động đóng 1,5%, đơn vị đóng 3%; BHTN: 2% trong đó người lao động đóng 1%, đơn vị đóng 1%.

       + Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội sẽ được thanh toán theo chế độ Bảo hiểm xã hội hiện hành.

2. Công tác phí:

- Khoán chi cho hiệu trưởng, kế toán là 400.000 đ/người/tháng, y tế kiêm thu quỹ và phó hiệu trưởng là 200.000 đ/người /tháng. Còn các thành viên khác chi theo thực tế điều động đi công tác thuộc chế độ thanh toán công tác phí hiện hành.

3. Kinh phí đào tạo cán bộ công chức:    

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên được cấp trên cử đi học, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, TCCT, QLGD... được thực hiện theo quy định và hướng dẫn của Quyết định 46/2019/QĐ-UBND, ngày 23/8/2019 của UBND Tỉnh ban hành quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng và chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC và theo điều kiện chi trả của đơn vị.

4. Tiền thưởng:

a. Thưởng danh hiệu theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng (kết quả thi đua cuối năm học được UBND Quận và Thành phố Huế công nhận): Thực hiện theo Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định 73/2024/NĐ-CP, ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể:

* Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh = 3,0 lần mức lương cơ sở + thưởng CSTĐ cơ sở;

* Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: = 1,0 lần mức lương cơ sở;  

* Lao động tiến tiến = 0,3 lần mức lương cơ sở và các danh hiệu khen cao thực hiện theo quy định luật thi đua khen thưởng.

b. Thưởng thành tích công tác đột xuất và theo kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của người hưởng lương trong cơ quan, đơn vị theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP, ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Quy chế về chế độ tiền thưởng của đơn vị, cụ thể:

- Thưởng đột xuất: không quá 10% quỹ tiền thưởng cả năm.

* Mức tiền thưởng đột xuất cho 01 CBVC = Định mức chi = Tổng kinh phí thưởng đột xuất chia cho 20% tổng số CBVC hiện có của nhà trường.

- Thưởng định kỳ hàng năm: Quỹ tiền thưởng còn lại tại thời điểm cuối năm, sau khi đã chi thưởng thành tích đột xuất trong năm.

* Định mức chi = (Tổng kinh phí thưởng định kỳ hàng năm) chia cho [số CBVC hoàn thành tốt nhiệm vụ + (số CBVC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ x 1,05)].

* Mức tiền thưởng đối với CBVC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ = (Định mức chi) nhân với 1,05

* Mức tiền thưởng đối với CBVC hoàn thành tốt nhiệm vụ = (Định mức chi) nhân với 1,0.

5. Thanh toán dịch vụ công cộng:

+ Chi tiền điện, nước, vệ sinh môi trường: phải hết sức tiết kiệm và thanh toán theo hoá đơn thực tế sử dụng của của đơn vị.

+ Khi không có người trong phòng học và phòng làm việc phải tắt hết các thiết bị điện. Điện chỉ được bật lên khi ánh sáng tự nhiên không đủ sáng, các máy vi tính không bật lên để nghe nhạc khi không sử dụng làm việc. Điện chiếu sáng ban đêm chỉ được bật lên vào lúc 18h30 vào mùa hè, 18h vào mùa đông. Không sử dụng điện để đun, nấu, ủi là quần áo.

- Sử dụng nước phải tiết kiệm, kiểm soát các vòi nước không để chảy lãng phí khi không sửu dụng.

+ Điện thoại Interrnet:  Trang bị 02 máy để bàn chỉ được gọi đường dài dành cho công vụ: Một máy đặt ở phòng hiệu trưởng; Một máy đặt tại phòng kế toán; Dịch vụ Internet chỉ được sử dụng trong giảng dạy, học tập và làm việc. Hàng tháng thanh toán theo hoá đơn thực tế sử dụng của đơn vị nhưng không vượt quá 300.000/máy.

 6. Chi sửa chữa, mua sắm và quản lý tài sản cố định

- Tài sản cố định được quản lý, sử dụng chặt chẽ, đúng mục đích, đúng chế độ. Lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa theo đúng quy định, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong mua sắm và sử dụng hàng ngày.

- Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định trên cơ sở nhu cầu cần thiết và khả năng nguồn kinh phí của đơn vị tập để thống nhất trong lãnh đạo và công đoàn để quyết định thực hiện.

- Tất cả máy móc thiết bị, tài sản phải được quản lý tại các lớp, các phòng chức năng của trường để phục vụ cho học tập và giảng dạy của trường, không được cho mượn để sử dụng vào mục đích cá nhân.

- Mua sắm trên 10 triệu đồng tổ chức nghiệm thu nội bộ, trên 20 triệu đồng mời cơ quan chức năng và có thẩm định giá của cơ quan Tài chính.

- Đối với các tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ thì phải thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo Thông tư 23/2023/TT-BTC ngày 25/4/2023 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh.

7. Chi  phí hội nghị: Thực hiện theo Điều 12 của Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND Thừa Thiên Huế, ngày 08/5/2018 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Giảm bớt các cuộc họp không cần thiết để tiết kiệm chi phí.

       - Mức chi cho Hội nghị: Khai giảng, Hội nghị Viên chức, người lao động; Tọa đàm, Sơ kết, Tổng kết năm học:

 + Đại biểu: Không quá 100.000 đ/người/buổi; Nước uống: 20.000đ/người/hội nghị; Tiếp khách: 300.000 đ/lần; Phục vụ: 30.000 đ/người/buổi.

       + Chi văn phòng phẩm, in ấn tài liệu phục vụ hội nghị, trang trí, tuyên truyền: theo thực tế hóa đơn và phải hết sức tiết kiệm.

       - Chi hỗ trợ các đoàn thể: Đại hội; Hội nghị; Các hoạt động ...:Chi hỗ trợ Chi bộ; hỗ trợ Công đoàn;  hỗ trợ Đoàn thanh niên: mức chi không quá 500.000 đ/lần/ năm.

       - Chi hỗ trợ khác:

       + Cán bộ viên chức nghỉ hưu, chuyển trường: tùy thuộc vào nguồn kinh phí của đơn vị để tổ chức, riêng quà tặng mức tối đa không quá 1.000.000 đ/người.

       + Tổ chức tham quan, học tập cho CBGV trong nguồn dự toán cho phép theo nhu cầu thực tế của đơn vị và giá cả thị trường hiện tại và được chi trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí.

8. Chi phí văn phòng phẩm, vật tư:

Quán triệt việc sử dụng văn phòng phẩm tiết kiệm giấy, bút, mực in, máy photocoppy... Chỉ được in các văn bản, tài liệu phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ, tận dụng in hai mặt để tiết kiệm giấy, sử dụng các giấy tờ, mực in hợp lý, không sử dụng văn phòng phẩm của cơ quan cho cá nhân. Một năm cấp phát 2 lần vào đầu học kỳ I và Học kỳ II, có sổ theo dõi nhập, cấp phát để quản lý. Định mức cấp phát văn phòng phẩm tương đương với trị giá không vượt quá 500.000 đ người/năm. Số tiền còn lại dùng để mua sắm vật tư, văn phòng phẩm khác phục vụ việc chung của trường hoặc tiết kiệm được sẽ để tính vào thu nhập tăng thêm cho CBGV.

9. Chi phí khác:      

- Chi tiếp khách thực hiện theo quy định của bộ Tài Chính và quy định của UBND thành phố Huế, trên tinh thần tiết kiệm.

- Khen thưởng tập thể, cá nhân trong các hội thi do nhà trường tổ chức:

+ Giải nhất: 300.000 đ;  Giải nhì:  250.000 đ;  Giải ba:  200.000 đ; Giải khuyến khích : 150.000 đ

- Chi bồi dưỡng hiến máu nhân đạo: 300.000 đồng/người/ lần.

- Các khoản chi đột xuất khác do thủ trưởng đơn vị thống nhất với công đoàn để quyết định thực hiện.

- Chi cho tập thể giáo viên các ngày lễ: Tết dương lịch, Tết âm lịch, 8/3, giỗ tổ Hùng vương, 30/4, 1/5, 2/9, 20/10, 20/11….Với số tiền từ 200.000 đến 1.000.000 đ/người/ đợt. Ngoài ra còn tùy thuộc vào khả năng nguồn kinh phí hàng năm, thủ trưởng đơn vị thống nhất với công đoàn quyết định mức chi phù hợp.

- Chi áo quần văn nghệ cho cháu: 200.000 đ/ bộ/cháu (15-20 bộ/năm)

- Chi bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trực những ngày lễ, tết, trực đột xuất, phòng chống lụt bão…Mức chi bồi dưỡng cho người trực được tính theo quy định hiện hành của nhà nước. Các khoản chi đột xuất khác do thủ trưởng đơn vị thống nhất với công đoàn để quyết định thực hiện.      

- Chi tiền áo quần đồng phục cho CBGVNV: Tùy theo khả năng nguồn kinh phí hàng năm, thủ trưởng đơn vị thống nhất với công đoàn quyết định mức chi phù hợp (Từ 400.000 - 700.000đ/bộ/người/năm).

10. Chế độ nghỉ phép và khám sức khỏe đình kỳ:

- Chế độ nghỉ phép năm để đi thăm người thân: Đối với CBGVNV có tứ thân phụ mẫu, chồng, vợ, con cái ở xa nếu đau ốm nằm viện (hoặc ốm đau dài ngày không đi lại được) thì được thanh toán tiền vé tàu hoặc vé xe (với mức thấp nhất) theo quy định hiện hành của nhà nước và phải có chứng từ hợp lệ, đầy đủ.

- Chi hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ cho CBGVNV/1 lần/1 năm với mức chi cho 1 lần khám sức khỏe theo quy định. Ngoài các danh mục khám theo quy định để đảm bảo sức khoẻ công tác thì CBGVNV phải tự chi trả.

11. Chi phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ:

- Bảng biểu các phòng học và của nhà trường.

- Chi mua đồ dùng dạy học, bao gồm: Mua xốp, keo, giấy decal, đồ chơi khác tùy theo tình hình thực tế của đơn vị.

- Đồ dùng trang thiết bị các phòng chức năng theo nhu cầu và kinh phí thực tế của đơn vị để trang cấp trên cơ sở hiệu quả trong sử dụng quán triệt lãng phí.

- Chi phôto các tài liệu sổ sách, biểu mẫu: theo tình hình thực tế của đơn vị phải tiết kiệm.

- Mua sách tài liệu phục vụ chuyên môn: Theo tình hình thực tế của đơn vị.

- Chi cho cán bộ, giáo viên đi tập huấn chuyên môn theo theo Quyết định 46/2019/QĐ-UBND ngày 23/8/2019 của UBND Tỉnh và Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 08/5/2018 của UBND Thừa Thiên Huế (tùy vào tình hình tập huấn).

- Chi cho CBGVNV tham gia công tác điều tra phổ cập theo Thông tư 109/2016/TT-BTC, ngày 30 tháng 6 năm 2016 quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc Điều tra thống kê, Tổng Điều tra thống kê quốc gia.

12.  Thu nhập tăng thêm: (Sau khi tiết kiệm các khoản chi thường xuyên trong năm)

Căn cứ vào hoàn cảnh thực tế và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sau khi xác định được số thực tế chi thấp hơn dự toán chi phí quản lý được giao để tự chủ về kinh phí. Phần tiết kiệm được sẽ chi thu nhập tăng thêm cho CBGVNV tuỳ theo mức độ tiết kiệm được chi phí trong năm.

- Trả thu nhập tăng thêm gắn với hiệu quả giảng dạy, công tác của từng thành viên và các tổ chuyên môn trong nhà trường. Mức chi cho CBGVNV biên chế theo kết quả xếp loại thi  đua A, A-, B, C hàng tháng trong năm học (Từ tháng 1 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2025).

+ Loại  A: Thu nhập tăng thêm theo tỷ lệ 100%

+ Loại  A- : Thu nhập tăng thêm theo tỷ lệ 85% của A

+ Loại  B: Thu nhập tăng thêm theo tỷ lệ   50% của A

+ Loại  C: Thu nhập tăng thêm theo tỷ lệ   30% của A.

- Kết thúc năm ngân sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ xác định được các khoản tiết kiệm. Phần chênh lệch trường sẽ điều chỉnh tăng thu nhập thêm cho CBGVNV.

Cuối năm kinh phí tiết kiệm chưa sử dụng hết được sẽ chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.

13. Chi thăm hỏi:

       - Chi thăm hỏi đám cưới, đám tang:

       + Đối với bản thân CBGVNV đám cưới: 1.000.000 đ/người.

       + Đối với cha mẹ ruột, cha mẹ vợ/chồng, chồng/vợ/con của CBGVNV trong cơ quan và của cán bộ lãnh đạo cơ quan cấp trên qua đời: 500.000 đ/ người.

       + Đối với bản thân CBGVNV trong cơ quan, cán bộ lãnh đạo cấp trên qua đời: 1.000.000 đ/người.

       - Chi thăm hỏi khi ốm đau nằm viện, phẫu thuật:

       + Đối với cha mẹ ruột; cha mẹ vợ/chồng; chồng/vợ/con của CBGVNV: 500.000 đ/ người/lần thăm; bản thân cán bộ lãnh đạo cơ quan cấp trên: 500.000 đ/người/lần thăm.

       + Đối với bản thân CBGVNV trong cơ quan: 500.000 đ/người/lần thăm.

       - Các khoản chi khác do Thủ trưởng đơn vị thống nhất với Công đoàn để quyết định thực hiện. 

VI . TỔ CHỨC THỰC HIỆN:      

- Văn bản này được thông qua toàn thể hội đồng nhà trường với 100%  đồng ý (có biên bản đính kèm). Trong qúa trình thực hiện nếu có thay đổi lớn về cơ chế, chính sách tài chính thì sẽ sửa đổi, bổ sung xem xét kính trình cấp trên phê duyệt.

- Các tổ chuyên môn, các cá nhân trong đơn vị có trách nhiệm thực hiện quy chế này.

 - Nếu vi phạm quy chế chi tiêu nội bộ có liên quan đến các lĩnh vực đã có quy định của nhà nước thì xử lý theo quy định hiện hành.

 - Nếu vi phạm vượt định mức quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ đối với những lĩnh vực chưa có quy định của nhà nước thì đơn vị phải chịu trách nhiệm xử lý hoặc phải trừ vào kinh phí tiết kiệm năm sau.

  Quy chế này thực hiện bắt đầu từ 02/01/2025 đến 31/12/2025.

 Nơi nhận:             

- Kho bạc NN;

- PGD&ĐT Q.Thuận Hóa;

- CBGVNV;

- Lưu QC, VT.

                     CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN                           HIỆU TRƯỞNG

 

      

                                                    

                          Hoàng Thị Thủy                                   Nguyễn Thị Diễm Hoa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượt xem : 1

Các tin khác