Bóng đen trong tâm hồn phải dùng kiến thức để đuổi đi''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

 » Báo cáo-kế hoạch

Báo cáo-kế hoạch

Cập nhật lúc : 08:51 12/12/2024  

KẾ HOẠCH Thực hiện các chuyên đề năm học 2024-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HUẾ

TRƯỜNG MN HƯƠNG LƯU

 

 Số: 200/KH-MNHL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập -Tự do-Hạnh phúc

 

Huế, ngày 02 tháng 11 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

Thực hiện các chuyên đề năm học 2024-2025

- Căn cứ Hướng dẫn số 1111/PGDĐT-GDMN ngày 09/9/2024 của phòng GD&ĐT Thành phố Huế về thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2024-2025;

- Thực hiện Kế hoạch số 183/KH-MNHL ngày 07 tháng 10 năm 2024 của trường Mầm non Hương Lưu về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2024- 2025;

- Dựa vào tình hình thực tế tại đơn vị và đề nghị của các tổ chuyên môn, trường Mầm non Hương Lưu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các chuyên đề thực hiện trong năm học 2024- 2025 như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, khả năng vận dụng và đổi mới hình thức tổ chức, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, kỹ năng tích hợp, lồng ghép, tổ chức các chuyên đề trong năm học vào các hoạt động giáo dục hàng ngày cho trẻ của giáo viên.

- Hỗ trợ, bồi dưỡng cho giáo viên một số kiến thức, kỹ năng, phương pháp, hình thức tổ chức. Giải đáp kịp thời những thắc mắc về vấn đề chuyên môn các chuyên đề khi cần thiết.

- Nâng cao phẩm chất đạo đức, chính trị và lối sống tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp cho giáo viên.

- Nâng cao các kỹ năng thực hiện các chuyên đề và áp dụng vào chương trình GDMN tại nhóm lớp phụ trách.

- Phát triển năng lực chuyên môn cá nhân theo hướng nghiên cứu bài học.

- Hình thành cho trẻ một số kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, tạo tâm thế cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1.

- Tăng cường, đầu tư mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các nhóm lớp, nhà trường. Tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, nhằm bổ sung thêm các đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp theo từng chủ đề, chuyên đề.

          - Huy động được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư vào việc thực hiện các chuyên đề, tuyên truyền sự tham gia của phụ huynh học sinh trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.

II. Nội dung các chuyên đề

1. Các chuyên đề lồng ghép vào các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non

Năm học 2024- 2025 tiếp tục triển khai, chỉ đạo thực hiện các chuyên đề trọng tâm: giáo dục an toàn giao thông,  giáo dục “Văn hóa địa phương”, “Xây dựng trường học hạnh phúc” gắn với lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025, tổ chức các hoạt động “Giáo dục di sản văn hôá Huế” vào trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Trong các chuyên đề trọng tâm, cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn kiểm soát kế hoạch chương trình, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp chủ đề của giáo viên. Tổ chức xây dựng chuyên đề mẫu, chọn lớp điểm thực hiện chuyên đề, góp ý xây dựng chuyên đề, kiểm tra, dự giờ đánh giá xếp loại việc thực hiện các chuyên đề của giáo viên, qua đó đánh giá việc triển khai thực hiện chuyên đề của tổ, của trường, đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề của giáo viên.

1.1. Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc” gắn với lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025:

- Năm học 2024-2025 nhà trường xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện chất lượng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc” gắn với lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025. Bám sát vào Bộ tiêu chí xây dựng trường mầm non hạnh phúc gồm 7 nhóm/40 tiêu chí, đó là:

+ Nhóm xây dựng môi trường tâm lý giáo dục đối với trẻ

+ Nhóm xây dựng môi trường tâm lý quản lý đối với cán bộ quản lý

+ Nhóm xây dựng môi trường tâm lý giáo dục đối với giáo viên

+ Nhóm xây dựng môi trường tâm lý đối với nhân viên

+ Nhóm xây dựng môi trường tâm lý đối với cha mẹ trẻ em

+ Nhóm tiêu chí môi trường vật chất xây dựng lớp học hạnh phúc

+ Nhóm tiêu chí môi trường vật chất xây dựng trường mầm non hạnh phúc

- Nhà trường chỉ đạo giáo viên xây dựng xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, mỗi lớp học thực sự trở thành lớp học hạnh phúc, nơi mỗi ngày đến trường của trẻ là một ngày vui.

- Xây dựng quá trình hoạt động chăm sóc giáo dục giữa cô và trẻ luôn được nuôi dưỡng bằng những cảm xúc tích cực, lan tỏa hạnh phúc đến các bậc cha mẹ và toàn xã hội, cộng đồng địa phương. Luôn tạo cơ hội để trẻ phát huy tối đa tiềm năng, khơi dậy niềm yêu thích và niềm say mê khám phá, trải nghiệm, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; chuẩn bị cho trẻ em 5 tuổi những kỹ năng, kiến thức đáp ứng yêu cầu liên thông với Chương trình lớp một.

- Xây dựng môi trường trong và ngoài nhóm lớp phù hợp, thân thiện với trẻ, trang trí vừa tầm mắt trẻ, đồ dùng, đồ chơi vị trí để thuận tiện cho trẻ lấy và cất.

- 100% nhóm lớp xây dựng kế hoạch giáo dục căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể.

- 100% giáo viên nắm được mục đích yêu cầu, nội dung, giải pháp xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc.

- 100% nhóm lớp đều xây dựng được môi trường giáo dục mang tính "mở", kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia vào các hoạt động chơi và trải nghiệm một cách tích cực và hiệu quả.

- 100% cán bộ quản lý, giáo viên được học tập nâng cao thêm về nhận thức và năng lực về quản lý, tổ chức chăm sóc và giáo dục trẻ.

- Thực hiện Chương trình GDMN theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện của nhà trường, nhóm, lớp trên địa bàn.

- Thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng thực hành phương pháp “Lấy trẻ làm trung tâm” cho  giáo viên. Hình thành một số kỹ năng, phát triển năng khiếu của trẻ thông qua các hoạt động.

- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của chuyên đề, nội dung thực hiện chuyên đề. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với lớp, nhà trường. Phụ huynh quan tâm kết hợp cùng với giáo viên trong việc rèn luyện giúp trẻ phát triển, đóng góp công sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ.

1.2. Đề án “Tích hợp giáo dục Văn hóa địa phương vào Chương trình GDMN”:

- Nhà trường tiếp tục thực hiện kế hoạch tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào Chương trình GDMN, với nội dung “Bé yêu làn điệu dân ca” và tổ chức các hoạt động “Giáo dục di sản văn hoá Huế” gắn với nhiệm vụ giáo dục phát triển cảm xúc, tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ; thực hiện lồng ghép “giáo dục di sản văn hoá Huế” vào trong các hoạt động hàng ngày của trẻ một cách linh hoạt, nhẹ nhàng phù hợp với đặc điểm tình hình của trường, lớp, khả năng nhu cầu của trẻ; chú trọng hoạt động tham quan và trải nghiệm về các di sản văn hoá Huế.

          - Bồi dưỡng năng lực, nâng cao kỹ năng thực hành, chia sẻ kinh nghiệm đối với giáo viên về nội dung, phương pháp tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương”; lồng ghép “giáo dục di sản văn hoá Huế” vào chương trình GDMN thông qua các hoạt động thao giảng, dự giờ, tham quan, trải nghiệm…

          - Nhà trường xây dựng môi trường vật chất, môi trường giao tiếp, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, lồng ghép tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương”, “giáo dục di sản văn hoá Huế” vào các hoạt động, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ hàng ngày.

          - 100% cán bộ quản lý và giáo viên nắm vững nội dung Kế hoạch tích hợp, giáo dục “Văn hóa địa phương” và “Giáo dục di sản văn hoá Huế” trong chương trình Giáo dục mầm non.

          - 100% giáo viên  tổ chức thực hiện Kế hoạch tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” và “Giáo dục di sản văn hoá Huế” vào trong Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ hàng ngày   

          - 100% giáo viên tham gia phong trào sưu tầm, tìm kiếm những bài thơ, bài hát, hò vè, câu đố… đang lưu truyền trong dân gian ở địa phương, phù hợp với độ tuổi mầm non để đưa vào kế hoạch giáo dục của các khối lớp.

          - 100% các nhóm, lớp làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc tích hợp, giáo dục Văn hóa địa phương” và “Giáo dục di sản văn hoá Huế” vào trong Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ hàng ngày.

          - Tạo điều kiện để giáo viên được tham gia tập huấn và trao đổi kinh nghiệm từ nội dung đã được tập huấn tại Sở, Phòng GD tổ chức.

          - 100% trẻ trong nhà trường được tham gia hoạt động trải nghiệm, khám phá, tìm hiểu các danh lam thắng cảnh của quê hương, nét ẩm thực và những sự kiện văn hóa của địa phương phù hợp với độ tuổi và tinh hình thực tế của trường, lớp.

- 100%  các nhóm lớp tổ chức các hoạt động “Giáo dục di sản văn hoá Huế” và cung cấp cho trẻ một số hình ảnh về các di tích, lịch sử, phong tục tập quán nơi trẻ sống, chuẩn bị 1 số tài liệu, học liệu để trẻ thực hành với các Di sản văn hóa Huế.

- 100% trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi được giáo dục 1 số hành vi văn minh, lịch sự khi đến tham quan các di tích, di sản theo hướng dẫn của cô giáo.

- 100% trẻ 5-6 tuổi trong nhà trường được tham quan, trải nghiệm về các di sản văn hoá Huế như: Đại Nội Huế, nhà lưu niệm Bác Hồ...

           - 100% nhóm lớp được đánh giá thực hiện chuyên đề: Kiểm tra, dự giờ, đánh giá cho từng nhóm lớp, từng giáo viên.

1.3. Chuyên đề giáo dục an toàn giao thông

          - Nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình “Tôi yêu Việt Nam”, chỉ đạo giáo viên lồng ghép giáo dục “An toàn giao thông” vào trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và tổ chức các hoạt động thực hành giao thông tại mô hình trên sân trường.

            - Bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên năng lực quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. 

- Nhà trường lựa chọn nội dung và xây dựng môi trường giáo dục, tài liệu giáo dục an toàn giao thông nhằm thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non phù hợp điều kiện thực tế của trường, lớp và địa phương, giúp trẻ tăng cường thực hành, trải nghiệm.

- Lựa chọn nội dung giáo dục ATGT phù hợp, tổ chức các hoạt động ngoài giờ một cách sinh động, phù hợp để giáo dục an ATGT cho trẻ.

- 100% giáo viên nắm được nội dung chuyên đề để vận dụng giáo dục trẻ trong các hoạt động giáo dục hằng ngày.

- 100% trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi trong trường được nâng cao nhận thức về an toàn giao thông.

-100% các nhóm lớp tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông trong các hoạt động giáo dục trẻ hằng ngày.

- 100% các nhóm lớp có mô hình, có đủ đồ dùng để dạy trẻ, góc tuyên truyền về giáo dục ATGT.

- 100% các nhóm lớp làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng quan tâm giáo dục an toàn giao thông cho trẻ để thực hiện tốt phong trào thi đua “nét đẹp văn hóa học đường”, mô hình “xếp hàng đón con” và “cổng trường trật tự an toàn giao thông”.

- Thực hiện tốt tháng “An toàn giao thông” và tổ chức tốt liên hoan “Bé với an toàn giao thông” tại cơ sở để công tác tuyên truyền, vận động đạt hiệu quả.

1.4. Chuyên đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động, nội dung giáo dục dinh dưỡng và giáo dục thể chất vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hàng ngày”.

- Tiếp tục bồi dưỡng kiến thức nội dung chuyên đề phát triển vận động cho giáo viên, xây dựng bổ sung đồ dùng - dụng cụ cho góc vận động của nhà trường của các nhóm lớp.

- Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe với giáo dục phát triển vận động vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày phù hợp với từng lĩnh vực từng độ tuổi.

- 100% nhóm/ lớp trong nhà trường xây dựng được hoạt động thực hiện chuyên đề phát triển vận động và tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng vào.

- 100% nhóm lớp được đánh giá thực hiện chuyên đề.

- Nghiên cứu tài liệu đưa các trò chơi, bài tập vận động giúp trẻ hoàn thiện cơ bắp.

- Tổ chức các trò chơi vận động ngoài trời để trẻ được vận động tự do thoải mái theo nhu cầu và sự hứng thú của trẻ

- Nhà trường đã trang bị một bộ thiết bị đồ dùng đồ chơi phát triển vận động.

- Tổ chức giao lưu ngày hội “Phát triển vận động của bé” vào tháng 12/2024.

1.5. Chuyên đề khác:

Căn cứ vào yêu cầu và nội dung giáo dục cho trẻ, đặc biệt là yêu cầu thực tế thực hiện các hoạt động và khả năng của trẻ, các nhóm, lớp lồng ghép những chuyên đề đã triển khai những năm học trước một cách nhẹ nhàng linh hoạt như: Chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Mính”; chuyên đề “Giáo dục giới” và chuyên đề “Giáo dục cảm xúc và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”; chuyên đề  “Phòng chống tai nạn thương tích- chăm sóc sức khỏe cho trẻ”; chuyên đề “Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả”; Chuyên đề “Giáo dục bảo vệ môi trường- Phân loại chất thải rắn tại nguồn và phòng ngừa ứng phó giảm nhẹ thiên tai trong trường học”...

2. Chuyên đề các tổ đề xuất trong năm học 2024-2025

2.1. Chuyền đề “Giáo dục kỹ năng sống” của Khối Mẫu giáo 5-6 tuổi:

- 100% nhóm lớp xây dựng môi trường trong và ngoài lớp phù hợp, phát huy tính tích cực trong hoạt động trải nghiệm, linh hoạt trong khám phá các nội dung giáo dục kỹ năng sống.

- 100% giáo viên nắm được nội dung chuyên đề, để xây dựng kế hoạch giáo dục trong các hoạt động giáo dục tại nhóm lớp của mình phù hợp; Chỉ đạo các lớp thực hiện, lồng ghép các hoạt động rèn kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi để giúp trẻ có thêm kinh nghiệm trong các hoạt động hằng ngày.

- Thực hiện lồng ghép chuyên đề vào các hoạt động giáo dục trong ngày của trẻ phù hợp với chương trình GDMN. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về cách lồng ghép chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

- Xây dựng môi trường giáo dục mở trong và ngoài lớp để trẻ tự tìm tòi khám phá, tư duy, nâng cao nhận thức với thế giới xung quanh.

- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về nội dung thực hiện chuyên đề. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với nhà trường, lớp. Phụ huynh quan tâm kết hợp cùng với giáo viên trong việc giáo dục, đóng góp công sức, kinh phí, nguyên vật liệu phế thải để tổ chức thực hiện.

- Tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề, đánh giá xếp loại chuyên đề.

- Tổ chức một hoạt động theo chuyên đề: HĐ GD Kỹ năng sống tại lớp A1 (Độ tuổi 5- 6 tuổi) do cô Cái Thị Cẩm Vân thực hiện để các giáo viên trong tổ chuyên môn dự giờ sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

2.2. Chuyền đề “Phát triển vận động” theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của Khối Mẫu giáo 4-5 tuổi:

          - 100% giáo viên nắm vững phương pháp, nội dung chuyên đề để vận dụng linh hoạt vào các hoạt động phát triển thể chất tại nhóm/lớp. Đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng chuyên đề phát triển vận động.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề dựa trên kế hoạch của nhà trường, kế hoạch xây dựng theo năm học, tháng, chủ đề, tuần đảm bảo được các nội dung.

- 100% nhóm lớp có đủ trang thiết bị, dụng cụ giáo dục phát triển vận động cho trẻ theo quy định của Thông tư số 32/2012/TT-BGDĐT, ngày 14 tháng 9 năm 2012 của Bộ GD & ĐT ban hành danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non và Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT, ngày 23 tháng 3 năm 2015 ban hành Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non.

- 100% các lớp có môi trường cho trẻ phát triển vận động, giáo viên đi đúng phương pháp của hoạt động.

- Phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề. Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền về chuyên đề tại các nhóm, lớp. Tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề, đánh giá, xếp loại.

- 100% trẻ luôn được tạo cơ hội được luyên tập thông qua các hoạt động trong ngày, mọi lúc, mọi nơi. Hình thành một số kỹ năng trong hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non.

- Tổ chức giao lưu ngày hội “Thể dục, thể thao của bé” trong khối.

- Tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề, đánh giá xếp loại chuyên đề.

- Tổ chức một hoạt động theo chuyên đề: HĐ PTVĐ lớp B2 (Độ tuổi 4- 5 tuổi) do cô Lê Thị Kiều Loan thực hiện để các giáo viên trong tổ chuyên môn dự.

2.3. Chuyền đề “Giáo dục âm nhạc cho trẻ theo tiếp cận đa văn hoá” của Khối Mẫu giáo 3-4 tuổi.

- 100% giáo viên nắm được nội dung chuyên đề để vận dụng giáo dục trẻ trong các  hoạt động  giáo dục tại nhóm lớp của mình.        

- Trẻ biết thể hiện thái độ, tình cảm của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật.

- Biết lắng nghe các loại nhạc khác nhau, nhận ra được sắc thái, vui, buồn, tình cảm tha thiết của các bài hát hoặc bản nhạc.

- Biết hát đúng giai điệu, lời ca, biết thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát, biết vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của bài hát.

- Biết lựa chọn và sử dụng các dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo tiết tấu của bài hát. Biết nghĩ ra các hình thức để vận động theo các bản nhạc, bài hát yêu thích. Có các kỹ năng tốt trong biểu diễn các hoạt động âm nhạc.

- Tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề, đánh giá xếp loại chuyên đề.

- Tổ chức một hoạt động theo chuyên đề: HĐ GDAN tại lớp C2 (3-4 tuổi) do cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Hạnh thực hiện để các giáo viên trong tổ, khối dự giờ sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

2.4. Chuyền đề “Phát triển ngôn ngữ” theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của Nhà trẻ.

- Xây dựng kế hoạch nhằm tiếp tục thực hiện chuyên đề: “Làm quen văn học”  đến các giáo viên trong khối tổ của năm học 2023 – 20234.

- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện kể, câu đố để giáo dục trẻ trong hoạt động phát triển ngôn ngữ.

- Phát động phong trào thi đua làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động làm quen văn học, trang trí nhóm/lớp có góc chơi sách truyện và có đầy đủ đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng, phù hợp với độ tuổi đến các nhóm trẻ trong khối (sân khấu rối, sa bàn, các thể loại rối: rối tay, rối que, rối dẹt…)

- Tuyên truyền, vận động phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu phế liệu… để làm đồ dùng đồ chơi cho chuyên đề: Làm quen văn học.

          - Giáo viên trong khối tích cực sưu tầm các phế liệu để làm sân khấu, rối…

- Đảm bảo mỗi nhóm trẻ xây dựng 1 góc chuyên đề làm quen văn học trong  nhóm lớp mình phụ trách có đầy đủ đồ dùng  hổ trợ cho giờ học như: Sân khấu rối, sa bàn, tranh ảnh, rối các loại…

- Tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề, đánh giá xếp loại chuyên đề.

- Tích cực tham gia ý kiến, đề xuất, góp ý để buổi sinh hoạt chuyên đề đạt hiệu quả. 

- Tổ chức một hoạt động theo chuyên đề: LQVH tại Nhóm trẻ D (24-36 tháng) do cô Hoàng Thị Xuân Ngọc thực hiện để các giáo viên trong tổ chuyên môn dự.

* Lưu ý:

- Các tổ chuyên môn chỉ đạo các giáo viên vận dụng linh hoạt nội dung các chuyên đề vào từng chủ đề một cách phù hợp và tích hợp, lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của bé tại trường mầm non.

- 100% CBGV nắm được nội dung, phương pháp, chương trình GDMN để vận dụng lựa chọn các nội dung giáo dục phù hợp với trẻ và thực tế địa phương.

III. Các biện pháp chính

1. Công tác bồi dưỡng 100% giáo viên được tập huấn chuyên đề mới trong từng năm học và được nhắc lại các chuyên đề, nắm vững về nội dung và yêu cầu các chuyên đề, vận dụng vào công tác giảng dạy và tổ chức các hoạt động 1 ngày ở trường mầm non.

2. Tổ chức và tạo mọi điều kiện để giáo viên tham gia các lớp tập huấn chuyên đề, nắm vững nội dung , yêu cầu từng chuyên đề, vận dụng linh hoạt vào tổ chức thực hiện có hiệu quả từng chuyên đề.

3. Trong từng tháng lựa chọn chuyên đề để phát động thực hiện một chuyên đề cụ thể, đánh giá xếp loại chuyên đề hàng tháng gắn với thực hiện quy chế chuyên môn

4. Nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề, các mục tiêu phù hợp với với tình hình thực trạng của nhà trường. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, thực hiện một số hoạt động thực hành có tích hợp, lồng ghép các chuyên để, để giáo viên dự giờ, học tập và rút kinh nghiệm.

5. Khuyến khích giáo viên sáng tạo trong việc lựa chọn nôi dung, hoạt động để tổ chức tích hợp lồng ghép các chuyên đề một cách linh hoạt, nhẹ nhàng vào các hoạt động giáo dục hàng ngày của trẻ.

6. Tích cực tuyền truyền cho phụ huynh tham gia đóng góp, sưu tầm đồ dùng phục vụ chuyên đề, giáo viên sưu tầm các nguyên vật liệu tại địa phương để thực hiện chuyên đề và biết tận dụng nội dung giáo dục theo chủ đề giáo dục.

7. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi hỗ trợ kinh phí để giáo viên thực hiện theo nội dung các chuyên đề.

8. Tăng cường kiểm tra, dự giờ đánh giá xếp loại việc thực hiện chuyên đềcủa giáo viên các nhóm, lớp theo kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường.

9. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác triển khai, thực hiện chuyên đề gắn với sơ kết, tổng kết năm học của nhà trường.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Đối với nhà trường

- Xây dựng kế hoạch thực hiện các chuyên đề, triển khai tới các tổ chuyên môn và 100% giáo viên trong nhà trường.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn đăng ký thực hiện hoạt động thực hành các chuyên đề mà tổ đã đề xuất để giáo viên sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

- Ưu tiên nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện các chuyên đề. Chuyên môn tham mưu về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để hỗ trợ giáo viên thực hiện nội dung các chuyên đề.

- Tập huấn và hướng dẫn giáo viên bồi dưỡng chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

-  Tổ chức các hội thi, giao lưu như: Trang trí nhóm lớp; Làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo; Bé vui hội xuân, ngày hội Phát triển vận động, giao lưu bóng đá, dân vũ, đạp xe, Bé khéo tay...và tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ trong năm học.

- Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn của các cấp và nhà trường tổ chức, sinh hoạt chuyên môn theo cụm và các trường bạn trong thành phố.

-  Có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các chuyên đề trong năm của các tổ, nhóm lớp, đánh giá, góp ý rút kinh nghiệm.

2. Đối với tổ chuyên môn

- Tổ chuyên môn có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, phân công giáo viên của tổ, báo cáo nhà trường đầu tuần, tháng về kế hoạch thực hành CĐ của tổ.

- Hỗ trợ cho giáo viên được phân công chuẩn bị điều kiện để tổ chức tốt các hoạt động thực hành.

          - Giáo viên tham gia dự giờ nhận xét, chia sẻ, đánh giá hoạt động thực hành của tổ.

- Khi nhận được phân công thực hiện chuyên đề từ chuyên môn nhà trường, tổ có trách nhiệm động viên, khuyến khích giáo viên tham gia tổ chức chuyên đề có hiệu quả.

- Báo cáo kết quả thực hiện chuyên đề đã đề xuất trong năm.

3. Đối với giáo viên

          - Xây dựng kế hoạch giáo dục cho hoạt động được phân công; Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng để tổ chức các hoạt động.

- Tổ chức các hoạt động mang tính mới, khoa học, nội dung, hình thức, cách thức phương pháp phù hợp với lứa tuổi đang phụ trách theo chương trình giáo dục mầm non.

- Xây dựng môi trường để thực hiện chuyển đề. Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị, tranh ảnh, nội dung giáo dục, nội dung tuyên truyền.

- Thực hiện lồng ghép các nội dung chuyên đề vào các hoạt động giáo dục trẻ một cách hiệu quả nhất.

- Tổ chức các hoạt động phải lấy trẻ làm trung tâm hướng đến trẻ, đáp ứng nhu cầu và khả năng của trẻ.

- Phối hợp với cha mẹ các cháu cùng thực hiện chuyên đề có hiệu quả.

4.  Đối với trẻ:

- 100% trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động.

- Nắm bắt các nội dung giáo dục thông qua các hoạt động chuyên đề.

V. Dự kiến các hoạt động thực hành chuyên đề do tổ chuyên môn đề xuất trong năm học:

Thời gian

Tên chuyên đề

Nội dung

Người thực hiện

Nhóm lớp

 

Tháng 11

GD âm nhạc cho trẻ theo tiếp cận đa văn hóa

HĐ ÂN:

- NDTT: Nghe hát: Niềm vui của em

 

Nguyễn Thị

Mỹ Hạnh

 

Lớp C2

(3-4 tuổi)

Tháng 12

PTNN theo quan điểm GD lấy trẻ làm TT

 

PTNN: LQVH

Kể chuyện:

Đôi bạn nhỏ

 

Hoàng Thị

Xuân Ngọc

Nhà Trẻ

(24-36 tháng)

Tháng 01

GD kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi

PTTC – KNXH:

Đề tài: HD trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân phòng tránh bị xâm hại

Cái Thị Cẩm Vân

Lớp A1

(5-6 tuổi)

Tháng 03

PTVĐ theo quan điểm GD lấy trẻ làm TT

PTVĐ: Ném trúng đích nằm ngang

Lê Thị Kiều Loan

Lớp B2

(4-5 tuổi)

Trên đây là kế hoạch thực hiện các chuyên đề trong năm học 2024 - 2025 của Trường Mầm non Hương Lưu, đề nghị các Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên các nhóm lớp nghiêm túc thực hiện tốt./.

Nơi nhận:        

- Ban giám hiệu;

- Tổ chuyên môn;

- Website trường;

- Lưu: VT, CM

XÉT DUYỆT

 

 

 

 

 

Nguyễn Thị Diễm Hoa

KT. HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Thị Hồng Thanh

Số lượt xem : 55

Các tin khác