Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học ''

Ngày 26 tháng 01 năm 2025

 » Báo cáo-kế hoạch

Báo cáo-kế hoạch

Cập nhật lúc : 22:16 01/11/2017  

Kế hoạch triển khai nhiệm vụ thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020

PHÒNG GD & ĐT TP HUẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MN HƯƠNG LƯU

Độc  lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                             

             Số:106/ KH-MNHL                                     Huế, ngày 11 tháng 09 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

Triển khai nhiệm vụ thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực

Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020

 
   

  

 

Thực hiện Công văn số 1057/ KH-PGD&ĐT ngày 02/08/2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Huế về việc triển khai nhiệm vụ thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020;

    Trường mầm non Hương Lưu căn cứ vào tình hình thực tế địa bàn để xây dựng Kế hoạch triển khai nhiệm vụ thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và  Tìm kiếm cứu nạn năm 2017-2018 và  đến năm 2020 như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

- Tập trung tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong CBGVNV và phụ huynh trong việc Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của đơn vị khi thiên tai xảy ra.

 - Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa  nhà trường với các đoàn thể  và các ban, ngành trong địa phương trong công tác ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

- Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai, lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tiềm kiếm cứu nạn của đơn vị đến năm 2020.

- Công tác phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai được xác định trên cơ sở phòng ngừa là chủ yếu, nhằm giảm nhẹ đến mức thấp nhất thiệt hại về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học do bão, lũ, thiên tai gây ra, góp phần ổn định trường lớp, hoàn thành nhiệm vụ tốt hàng năm từ nay đến năm 2020.

II. Nội dung

- Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai, lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tiềm kiếm cứu nạn của đơn vị; phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão địa phương triển khai tốt kế hoạch xây dựng trường học an toàn trong thiên tai tại đơn vị, nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của đơn vị khi thiên tai xảy ra, đặc biệt là  bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy, mưa lớn.

- Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ phòng, chống lụt, bão đáp ứng các nhu cầu thông tin cho phụ huynh.  Duy trì tốt khâu thông tin liên lạc đến Phòng Giáo dục & Đào tạo, UBND phường trong trường hợp có thiên tai.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai nhằm nâng cao cảnh giác, theo dõi và thông tin kịp thời diễn biến tình hình khí tượng, thuỷ văn cho cán bộ, công chức, viên chức  biết để ứng phó mọi tình huống.

- Xây dựng phương án chuẩn bị phòng tránh lụt, bão theo phương châm 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư phương tiện và kinh phí tại chỗ, hậu cần tại chỗ; Ba sẵn sàng: Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.

- Nhà trường thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng; phân công CBGVNV trực trường để có thể tiếp nhận, xử lí các công văn phòng chống bão lụt, thiên tai của Ban chỉ đạo các cấp, kịp thời có phương án phòng chống lụt, bão, thiên tai.

- CBGVNV nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của chính quyền, các cơ quan chức năng trong trường hợp có lụt, bão và thiên tai. Đồng thời tích cực tham gia công tác khắc phục hậu quả do lụt, bão, thiên tai gây ra.

III. Kế hoạch cụ thể:

1. Trước khi có bão, lụt:

- Mua sắm toàn bộ vật tư, phương tiện, lương thực thực phẩm phục vụ cho phòng chống lụt bão.

- Đôn đốc toàn thể cán bộ giáo viên, có trách nhiệm tham gia phòng chống lụt bão và chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh điều động của Trưởng ban phòng chống lụt bão.

- Các đồng chí trong Ban chỉ huy phòng chống bão lụt có mặt và chịu trách nhiệm triển khai, kiểm tra, đôn đốc công việc phòng chống lụt bão theo sự phân công.

- Tổ chức kiếm tra, sắp xếp, bảo quản cơ sở vật chất: Tiến hành kiểm tra mái, cửa sổ, ô gió các phòng học và các cơ sở vật chất khác của trường.

- Để các trang thiết bị, sách vở, hồ sơ … lên bệ cao, bọc túi ni lông lên các trang thiết bị, sách vở, hồ sơ … đề phòng trường bị tốc mái.

- Có kế hoạch cho nhân dân trú các tổ khi vực lân cận của trường ẩn tại trường trong trường hợp xảy ra thiên tai, nhưng nhà trường có kế hoạch bảo đảm an toàn cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường.

2. Trong khi có bão, lụt:

- Các đồng chí trong Ban chỉ huy phòng chống bão lụt chủ động có mặt và chịu trách nhiệm triển khai, chống bão lụt theo sự phân công, thường xuyên báo cáo tình hình cho trưởng ban;

- Các lực lượng tham gia ứng cứu phải có mặt kịp thời làm nhiệm vụ khi có điều động

- Có phương án đảm bảo tính mạng về người, bảo vệ tốt tài sản.

3. Sau khi bão lụt:

- Tổ chức và triển khai khắc phục hậu quả lụt bão, giữ gìn vệ sinh môi trường, chăm sóc Y tế, bảo vệ người và tài sản.

- Tu sửa trường lớp, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ trong mùa mưa bão. Nếu xét thấy trường hợp không đủ an toàn, hiệu trưởng chủ động quyết định phương án xử lí rồi báo với lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo.

IV. Các giải pháp:

Để chủ động ứng phó với thiên tai trong năm 2017, cần thực hiện đầy đủ phương châm “Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả, trong đó lấy công tác phòng, tránh là chính”;

- Phát huy cao tinh thần trách nhiệm, quán triệt phòng chống lụt, bão là chính với tinh thần chủ động, linh hoạt sáng tạo trong việc xây dựng phương án, kế hoạch và thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý ngay các vấn đề phát sinh, nảy sinh tại đơn vị.

- Các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống lụt, bão hướng dẫn, kiểm tra thực hiện việc xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống lụt, bão của đơn vị  trường học trực thuộc.

- Nhà trưỡng xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể để tu bổ, sửa chữa và xây dựng mới công trình thoát nước, kiểm tra hệ thống thoát nước mưa.

- Chuẩn bị phương tiện, lực lượng, vật tư sẵn sàng ứng phó khi có bão đổ bộ và lụt dâng.

- Trang bị, nâng cấp hệ thống, phương tiện thông tin liên lạc.

- Bảo vệ hệ thống điện, thiết bị điện, bảo đảm an toàn trong sử dụng điện.

- Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, trị an trong mọi tình huống khi có thiên tai, bão, lũ, lụt…

- Góp phần cứu trợ mọi người dân xung quanh đại bàn trường để ổn định đời sống vượt qua mọi khó khăn.

V. Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra và phân công trách nhiệm

1. Tổ chức chỉ đạo:

- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão của đơn vị; xây dựng kế hoạch phòng, chống lụt, bão năm 2017; tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai trong đơn vị.

- Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão của đơn vị mình; lập các số điện thoại phục vụ thông tin liên lạc.

- Nhận định tình hình thiên tai có thể xảy ra tại đơn vị, biện pháp phòng tránh đối với từng loại thiên tai, sơ tán, di dời trẻ khi cần.

- Tiếp nhận các thông tin bão, áp thấp nhiệt đới, lũ do các tin cảnh báo, mệnh lệnh của Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương, tỉnh, thành phố, phòng giáo dục nhằm triển khai kịp thời phòng, chống lụt, bão trong đơn vị.

- Đảm bảo phương án huy động và bố trí nhân lực, vật tư, phương tiện phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị; đảm bảo số lượng, chất lượng, chủng loại thiết bị, vật tư hiện có cần thiết để huy động kịp thời khi có thiên tai, sự cố, tai nạn xảy ra.

- Hiệu trưởng các trường chủ động cho học sinh nghỉ học khi có thông báo của Lãnh đạo các cấp và khi lũ đạt báo động 2-3.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn CBGVNV ứng phó và khắc phục hậu quả theo phương châm “4 tại chỗ”. Trường hợp xảy ra nghiêm trọng vượt quá khả năng của đơn vị sẽ báo cáo ngay và yêu cầu sự trợ giúp của cấp trên.

       2. Phân công trách nhiệm

       a. Ban Chỉ đạo

1.

Bà: Phan Thị Nam

- HT

- Trưởng ban

(0978 013 227)

2.

Bà: Hoàng Thị Thủy

- Phó HT

- Phó trưởng an

(012 25511235)

3.

Bà: Nguyễn T Hồng Thanh

- Phó HT

- Phó trưởng ban

(0934799505)

* Trưởng ban:- Chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát lại cơ sở vật chất của nhà trường và của các lớp để có kế hoạch tu sửa, bổ sung những nơi cần thiết. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên.

- Tiếp nhận và xử lý các công điện, công văn về phòng chống lụt bão.

- Phân công các thành viên trong ban thường trực thường xuyên giữ  thông tin liên lạc với các cấp các ngành cũng như cán bộ, gíao viên, nhân viên trong nhà trường. Duy trì thông tin liên lạc từ trường đến Phòng giáo dục và Uỷ ban nhân dân Phường Vỹ Dạ.

- Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão phân công cụ thể cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác phòng, chống lụt, bão thực hiện thường xuyên và nghiêm túc chế độ báo cáo về Ban chỉ đạo phòng chống lụt, bão nhà trường, các cấp của ngành và địa phương.

- Tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão tổ chức xử lý các sự cố công trình phòng, chống lụt, bão, khắc phục hậu quả thiệt hại do lụt, bão gây ra trong địa bàn thuộc đơn vị mình quản lý hoặc tổ chức điều động các lực lượng chi viện theo lệnh của Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão cấp trên. 

 * Các Phó ban:  Chịu trách nhiệm sự phân công của trưởng ban. Phối hợp tổ chức thực hiện các công tác phòng, chống trước, trong và sau lụt bão.

       b. Các thành viên :

1.

Bà: Nguyễn Văn Đoan

- Bảo vệ

(012 03497907)

2.

Bà Lê Ngọc Hiếu Thảo

- Trường BĐDCMHS

(0914060367)

3.

Bà: Nguyễn Thị Mỹ Tuyên

- Lao công

(0976958169)

4.

Lê Thị Nga

- TT KA - Giáo viên

(0905050221)

5.

Hồ Thị Thúy

- TT KB - Giáo viên

(0935936119)

6.

Bà: Lê Thị Kim Luyến

- TTKC - Giáo viên

(093 5966956)

7.

Lê Thị Phương Hiền

- TTKNT - Giáo viên

(0905200401)

8.

Nguyễn Thị Ngọc Ánh   

- TTCD - Nhân viên

(091 8068263)

9.

Lê Thị Trung Thu

- TTVP - Nhân viên

(097 1367733)

- Các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão triển khai kế hoạch phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong  nhà trường theo sự phân công và chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch phòng, chống; trực tiếp chỉ đạo khi có thiên tai, lụt bão xảy ra.

- Chủ động xử lý theo thẩm quyền khi xảy ra lụt bão, thiên tai; báo cáo kịp thời cho Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão của Phường, Phòng giáo dục để kịp thời chỉ đạo xử lý trước mọi tình huống.

- Trực ban phòng chống lụt, bão có nhiệm vụ:

+ Giúp Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão theo dõi, nắm chắc mọi tình hình có liên quan đến công tác phòng, chống lụt, bão bao gồm:

* Diễn biến thời tiết, mưa, lũ, bão và các thiên tai khác;

* Diễn biến tình hìnhCSVC, phòng, chống lụt bão;

* Tình hình tổ chức lực lượng phòng chống lụt, bão và sự huy động lực lượng đối phó với mọi tình huống.

+ Tiếp nhận điện báo, chỉ thị, mệnh lệnh, thông báo,… của Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão trực tiếp để truyền đạt kịp thời.

3. Công tác báo cáo

+ Tổng hợp tình hình phòng, chống lụt, bão trong phạm vi phụ trách để báo cáo với Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão cấp trên theo định kỳ hoặc sau khi kết thúc mỗi đợt lũ, bão hoặc theo yêu cầu của cấp trên trực tiếp.

+ Trong trường hợp có lũ, bão xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn so với thời gian dự kiến, Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão các nhà trường kịp thời báo cáo, tham mưu, đề xuất lên cấp có thẩm quyền phương án xử lý, đối phó và chỉ đạo khắc phục hậu quả.

+ Nhà trường báo cáo về Thường trực ban phòng, chống lụt, bão ngành khi tình hình khẩn cấp có lũ, bão, thiên tai đột xuất (lốc xoáy, ngập úng, triều cường,...) xảy ra, báo cáo ngay bằng điện thoại của Văn phòng Phòng GD&ĐT TP Huế (qua số 054 3824575) và sau đó có văn bản chính thức về tình hình thiệt hại, biện pháp giải quyết, khắc phục hậu quả và kiến nghị cấp trên.

VI. Tổ chức thực hiện

- Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai xây dựng kế hoạch và tiến hành công tác phòng, chống lụt, bão trong trường.

- Các thành viên Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai phân công trực 24/24 giờ trong những ngày dự báo có bão lụt, cùng theo dõi chỉ đạo khi có thiên tai bão lụt và báo cáo tình hình về Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão của địa phương vả phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Huế.

- Trên cơ sở diễn biến của bão, lụt, thiên tai, nhà trường chủ động phối hợp với Ban chỉ đạo của địa phương để có phương án phòng, chống thích hợp với phương châm 4 tại chỗ. Tùy trường hợp cụ thể, Hiệu trưởng chủ động quyết định thông báo cho phụ huynh cho trẻ nghỉ học và báo cáo khẩn đến chính quyền địa phương và Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố. Sau bão, lụt có kế hoạch khắc phục hậu quả kịp thời. Báo cáo nhanh tình hình sau bão, lụt, thiên tai về phòng Giáo dục & Đào tạo, UBND phường Vỹ Dạ.

Trên đây là Kế hoạch Triển khai nhiệm vụ thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vựcỨng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020. CBGVNV của nhà trường có nhiệm vụ thực hiện theo kế hoạch. Từ nay đến năm 2020, hàng năm, nhà trường điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp tình hình thực tế của đơn vị.

 

Nơi nhận:                                                        

- CBGVNV;                                              

- Lưu: VT

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Phan Thị Nam

 

 

Số lượt xem : 292

Các tin khác