90% đối với các lĩnh vực phát triển giáo dục. - 100% nhóm, lớp thực hiện xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm và Quan sát trẻ theo quá trình. - Trẻ được tham quan Đại nội Huế và tham gia đầy đủ các phong trào, hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp, tạo được không khí vui tươi, sôi nổi, tích cực cho các cháu. 5.4. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục mầm non và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia - Trường mầm non Hương Lưu được kiểm tra công nhận Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 và trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. Hiện nay, nhà trường tiếp tục rà soát, đề ra giải pháp cụ thể, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng nhằm củng cố, phát huy kết quả đạt được và duy trì các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường chuẩn Quốc gia theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 Ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.  - Nhà trường tích cực tham mưu để bổ sung, nâng cấp, sửa chữa thiết bị, đồ dùng và các điều kiện cơ sở vật chất; tập trung nguồn lực và có kế hoạch nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, trang cấp đầy đủ thiết bị, đồ dùng đồ chơi đảm bảo theo yêu cầu quy định. 6. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học Năm học 2023-2024 nhà trường tích cực làm tốt công tác tham mưu, chú trọng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ. 6.1. Trường, lớp xây mới trong năm học (nếu có) 6.2. Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa phòng học, nhà vệ sinh, nhà bếp, chống dột. Stt Nội dung Tổng kinh phí (triệu đồng) Ghi chú 1 Sửa chữa, bổ sung và trang bị CSVC 54.859   2 Mua sắm bổ sung đồ dùng bán trú 48.445     Tổng kinh phí 103.304     6.3. Bổ sung đồ dùng đồ chơi - thiết bị dạy học theo danh mục Stt Nội dung Tổng kinh phí (triệu đồng) Ghi chú 1 Tài liệu theo danh mục, thiết bị -phần mềm chuyên môn 19.273   2 02 Máy vi tính và thiết bị tin học 35.310   3 01 Máy in 4.600   Tổng kinh phí 59.183     6.4. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản - Nhà trường xây dựng kế hoạch thu, chi năm học đúng thực tế, thực hiện quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục, lập dự toán thu, chi, quyết toán, báo cáo kê, báo cáo tài chính, tài sản theo đúng chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước. Công khai, tự kiểm tra tài chính theo Quy chế chi tiêu nội bộ đã xây dựng và quy định hiện hành về công tác quản lý tài chính, tài. - Tài sản của nhà trường và các nhóm, lớp được quản lý chặt chẽ để phục vụ các hoạt động chăm sóc, giáo dục có hiệu quả thông qua kiểm kê tài sản 2 lần/năm, có kế hoạch sửa chữa, bổ sung CSVC, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi...kịp thời đảm bảo an toàn phục vụ các hoạt động giáo dục của nhà trường.   - Xây dựng và sử dụng môi trường vật chất, thiết bị đồ dùng, đồ chơi hiện có; xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng và sử dụng hiệu quả. Các nhóm, lớp có tinh thần trách nhiệm cao trong hoạt động làm đồ thêm đồ dùng, đồ chơi bằng nguyên vật liệu tự tạo, có tính sáng tạo, có độ bền cao, có tính thẩm mỹ, sử dụng hiệu quả. 7. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên 7.1. Tổng số CBGVNV: 40 người. - Số GV đạt chuẩn trình độ đào tạo (CĐMN): 25/25 tỉ lệ 100%; Trên chuẩn (ĐHMN): 22/25 tỉ lệ: 88% - Kết quả tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp CBQL và GV như sau: HT tự đánh giá mức Khá; 02 PHT đạt mức Khá; 08/25 GV đạt mức Tốt, tỉ lệ: 32%; 17/25 GV đạt mức Khá, tỉ lệ: 68%. - Kết quả đánh giá xếp loại viên chức: Có 06/30 người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tỉ lệ: 20%; Có 24/30 người hoàn thành tốt nhiệm vụ, tỉ lệ 80%; không có người không hoàn thành nhiệm vụ. - Nhà trường thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; thông qua Hội nghị CBCCVC xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học và tổ chức thực hiện nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị. - Thực hiện tốt công tác kiểm tra các hoạt động sư phạm giáo viên của nhà trường và kiểm tra của các cấp, đảm bảo chất lượng đội ngũ tương ứng với trình độ đã được đào tạo. - Vào đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho CBGV. Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, từng cá nhân xây dựng kế hoạch để thực hiện. Nhà trường quản lý và đánh giá chất lượng CBGVNV theo đúng quy trình và đảm bảo công bằng, dân chủ. - Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học, nội quy, quy định, quy chế… liên quan đến các hoạt động của nhà trường; tạo điều kiện cho GV- NV phát huy dân chủ, tham gia xây dựng nhà trường vững mạnh về mọi mặt, không để xảy ra hiện tượng mất đoàn kết nội bộ, đơn thư khiếu kiện nại vượt cấp. - Cuối năm, nhà trường không có CBGVNV nào bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. 7.2. Hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng - Các tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ 2 tuần/lần với nội dung sinh hoạt phong phú, đa dạng hình thức, chú trọng trong việc chỉnh sửa nội dung theo Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13/4/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quyết định ban hành Chương trình Giáo dục mầm non. Thực hiện tốt sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; mỗi khối đều có đề xuất và xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề chuyên môn, cùng giao lưu, chia sẻ, giúp giáo viên vững vàng chuyên môn. - Định kỳ các tổ chuyên môn tiến hành rà soát, điều chỉnh bổ sung kế hoạch giáo dục và đề xuất nội dung phát triển Chương trình nhà trường, cụ thể như sau: + Nhà trẻ 24-36 tháng: điều chỉnh hoạt động “Ném trúng đích nằm ngang (xa 1-1,2m)” do trẻ vào đầu năm học đang còn vụng về và chưa thật sự thích nghi với nề nếp học tập, cho nên để trẻ thực hiện đạt kết quả tốt thì nội dung này nên đưa vào thực hiện ở chủ đề sau phù hợp hơn; Hoạt động “Bò theo hướng thẳng có mang vật trên lưng” một số trẻ chưa tự tin khi thực hiện nội dung này, vì vậy giáo viên cần lưu ý điều chỉnh như: về cách tổ chức cho trẻ luyện tập ở mọi lúc mọi nơi, tổ chức cho trẻ theo từng nhóm nhỏ để nhận biết rõ về khả năng thực hiện của từng trẻ, điều chỉnh kỹ năng kịp thời cho trẻ khi thực hiện. Dùng nhiều hình thức, để động viên khen trẻ, trẻ tự tin, mạnh dạn hoạt động tích cực mang lại hiệu quả cao. Giáo viên cần giúp trẻ luyện tập thêm về kỹ năng vẽ và xé dán, luyện tập cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Thay đổi hình thức để trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động. + Mẫu giáo 3-4 tuổi: mục tiêu, nội dung đưa ra phù hợp với điều kiện của lớp và nhận thức của trẻ. Củng cố việc thực hiện chuyên đề “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ, giáo viên đã lồng ghép nội dung giáo dục văn hóa địa phương cho trẻ. Làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, phong phú, hấp dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động. Chuyển thể, đưa làng điệu dân ca địa phương vào trong chương trình giáo dục. + Mẫu giáo 4-5 tuổi: chú trọng lồng ghép văn hóa địa phương vào trong chương trình của các chủ đề, ví dụ chủ đề nghề nghiệp: cần cho trẻ làm quen một số nghề phổ biến ở địa phương gần gũi với trẻ, để trẻ hiểu thêm như nghề: chằm nón, đan len, nghề làng hoa giấy Thanh tiên. Giáo viên cần phải làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động, phong phú, đẹp mắt, hấp dẫn để trẻ tham gia vào các hoạt động. Cho trẻ làm các bài thơ, câu chuyện ở mọi lúc mọi nơi giúp trẻ hiểu sâu hơn về câu chuyện, chú trọng lồng ghép các làn điệu dân ca địa phương của Tỉnh Thừa Thiên Huế vào các hoạt động như đón trẻ, chơi hoạt động ở các góc, chơi theo ý thích, tìm hiểu nét đẹp của địa phương, món ăn thông qua các bài hát. + Mẫu giáo 5-6 tuổi: Lĩnh vực phát triển vận động, ở bài tập “Chuyền bắt bóng qua đầu”, “Chuyền bắt bóng qua chân” có thể gộp thành 1 bài tập “chuyền bắt bóng qua đầu, qua chân”. Ở bài tập “Đi trên ván kê dốc” có thể nâng cao yêu cầu bài tập “Đi trên ván kê dốc đầu đội túi cát”. Bổ sung thêm một số mục tiêu và nội dung về giáo dục kỹ năng xã hội và nội dung giáo dục quyền con người và quyền trẻ em vào Chương trình. - Ngoài ra chuyên môn nhà trường thống nhất đề xuất: + Các lớp khi xây dựng KHGD tên đề tài giữa các khối không được giống nhau đối với lĩnh vực PTNN, lĩnh vực PTTM, lĩnh vực PTTC. + Đối với lĩnh vực phát triển nhận thức: một số tên đề tài có thể giông nhau  nhưng mục tiêu đưa ra giữa các độ tuổi phải khác nhau. + Bài soạn khi xây dựng luôn chú ý lấy trẻ làm trung tâm. + Hoàn thành kế hoạch giáo dục trước 1 tuần để BGH duyệt. - Nhà trường cũng đã quan tâm chỉ đạo tăng cường chất lượng sinh hoạt của các tổ khối chuyên môn. Nhân rộng sáng kiến hay của cá nhân ra tập thể để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 8. Công tác quản lý 8.1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục - Nhà trường nghiêm túc thực hiện theo văn bản chỉ đạo các cấp, đáp ứng nhu cầu đổi mới của công tác quản lý giáo dục. Thực hiện Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2022 -2025 và kế hoạch Hội đồng trường. Hằng năm có điều chỉnh kế hoạch Chiến lược phát triển nhà trường phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, thực tế ở địa phương và nhiệm vụ được giao. - Để nâng cao hiệu quả công việc, nhà trường thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; xây dựng dự thảo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, thông qua Hội nghị CBCC-VC, được hội nghị biểu quyết thông qua và tổ chức thực hiện nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Ngoài ra, nhà trường xây dựng nhiều loại kế hoạch phát triển nhà trường và thực hiện theo kế hoạch đảm bảo hiệu quả. - Nhà trường đã thực hiện đổi mới công tác quản lý hành chính, chỉ đạo công tác quản lý, lưu trữ và sử dụng hồ sơ, sổ sách chuyên môn trong tinh gọn, hiệu quả theo Điều lệ trường mầm non. Thực hiện sắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên, nhân viên phù hợp với năng lực thực tiễn. Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về đổi mới phương pháp, kỹ năng nghề nghiệp. Tạo điều kiện, khuyến khích đội ngũ tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có 02 giáo viên đang học Thạc sĩ và 01 giáo viên học nâng chuẩn CĐMN lên ĐHMN. - Phát huy quyền làm chủ, huy động tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ, xây dựng nền nếp kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 8.2. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường. - Thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành và CSGD trẻ như: ứng dụng phần mềm phân hệ lập kế hoạch vào xây dựng chương trình kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ; thường xuyên kiểm tra việc ứng dụng CNTT trong thực hiện chương trình GDMN, trong công tác quản lý cũng như chuyên môn, khai thác có hiệu quả website của ngành. Toàn trường có 100% giáo viên soạn bài trên máy, trên 95% biết ứng dụng khai thác dữ liệu để thiết kế bài giảng vào các hoạt động phù hợp với trẻ. Nhà trường đã chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT, thường xuyên đảm bảo hệ thống Internet, Wifi, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, phát huy hiệu quả trang thiết bị và các phần mềm quản trị hệ thống, Kismart, Misa, Pmis, dinh dưỡng quản lý... - Sử dụng hiệu quả phần mềm dinh dưỡng trong nuôi dưỡng trẻ, xây dựng thực đơn đảm bảo đầy đủ lượng kcalo và cân đối giữa các chất dinh dưỡng; sử dụng hiệu quả các các phần mềm khác như: Misa, dịch vụ công, bảo hiểm… cổng thông tin điện tử, cơ sở dữ liệu (CSDL) ngành, temis… - Tham gia tập huấn phần mềm temis, triển khai thực hiện đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tạo điều kiện cho các cấp quản lý giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng của nhà trường, nâng cao chất lượng đội ngũ. 8.3. Công tác kiểm tra nội bộ trường học - Nhà trường thực hiện theo các văn bản chỉ đạo: Nghị định 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục; Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày 05/12/2013 của Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục; Công văn 3936/BGDĐT-TTr ngày 28/8/2017 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra. - Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn và căn cứ tình hình thực tế của trường, Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Thành lập Ban kiểm tra nội bộ nhà trường và phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên. - Ban kiểm tra xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra nội bộ phù hợp với nhà trường và xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể hằng tháng. Triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường để 100% cán bộ, giáo viên nắm vững mục đích yêu cầu và thực hiện tốt các nội dung của công tác kiểm tra nội bộ trong trường học. - Dưới sự điều hành của Hiệu trưởng, Ban kiểm tra nội bộ tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra theo kế hoạch đảm bảo đủ các nội dung theo yêu cầu. Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, có đánh giá kết quả, sơ kết, tổng kết, kịp thời điều chỉnh những tồn tại và khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Nhà trường có các biện pháp đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra; góp phần hoàn thiện, củng cố và phát triển nhà trường; củng cố và thiết lập trật tự, kỷ cương trường học, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục. - Nhà trường cũng đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, dự giờ giáo viên, kiểm tra các bộ phận và các hoạt động trong nhà trường. 100% giáo viên, nhân viên được kiểm tra 2 lần/năm học. Đồng thời, đã phối hợp với Công đoàn tổ chức tốt các phong trào thi đua tại cơ sở và cấp trên tổ chức, đạt kết quả cao, góp phần nâng cao chất lượng về mọi mặt hoạt động trong nhà trường. - Ban kiểm tra nội bộ kết hợp với Ban thanh tra nhân dân giải quyết kịp thời các vướng mắc trong đơn vị, nắm bắt nguyện vọng hợp lý để điều chỉnh các đề xuất cũng như bổ sung đầy đủ các loại kế hoạch trong năm học, các nội quy và quy chế làm việc. Sau xử lý, báo cáo kết quả, đánh giá rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo. - Thông qua công tác kiểm tra và giám sát, có nêu gương các tổ, khối thực hiện tốt, các thành viên, cá nhân điển hình để khen ngợi, động viên đội ngũ học tập noi theo. 8.4. Việc thực hiện quy chế dân chủ - Nhà trường thông qua các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Nhà nước, Chính phủ để xây dựng các Quy chế của đơn vị và đưa về các tổ, khối để mọi người cùng đọc và tham gia xây dựng. Quy chế được thực hiện trên nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của hiệu trưởng và phát huy vai trò của các đoàn thể trong nhà trường. - Nhà trường đã xây dựng Quy chế dân chủ theo Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập; xây dựng Bộ quy tắc ứng xử theo Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GD&ĐT; xây dựng Quy chế công khai theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 về thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Xây dựng Quy chế nâng lương trước thời hạn theo Thông tư 03/2021/TT-BNV ngày 29  tháng 6 năm 2021 của Bộ Nội vụ, về sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. - Các Quy chế được triển khai và thực hiện trong đơn vị nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan. Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước. Đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân. - Nhà trường thực hiện nghiêm túc, rõ ràng các quy định về quản lý tài chính, các khoản thu trong đơn vị, được công khai rõ các nguồn thu chi thông qua buổi họp HĐSP hàng tháng và công khai định kỳ theo Thông tư 37/2017-TT-BGD ngày 26/12/2017.      - Thực hiện nghiêm túc quy chế tập trung dân chủ trong nhà trường, thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với CBGVNV, đảm bảo chế độ tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, thai sản...Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả thông qua các hoạt động của nhà trường. 100% CBGVNV đã thực hiện nghiêm túc chế độ ngày giờ công theo quy định, nghỉ có đơn xin phép...Các kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường được thông qua hội đồng sư phạm, các tổ khối và góp ý bổ sung của các thành viên. 8.5. Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học - Hằng năm nhà trường xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, phối hợp với công an phường thực hiện tốt công tác an toàn trật tự trường học, thực hiện tốt “mô hình xếp hàng đón con”, tránh ùn tắc giao thông trước cổng trường vào giờ cao điểm. 100% CBGVNV ký cam kết trường học đảm bảo đạt chuẩn về “An toàn an ninh trật tự”.  - Ngoài ra nhà trường còn xây dựng và triển khai các kế hoạch như: kế hoạch phòng chống ma túy, kế hoạch phòng chống tội phạm, kế hoạch phòng chống thiên tai - tìm kiểm cứu nạn, kế hoạch phòng cháy chữa cháy và các kế hoạch khác liên quan đến đảm bảo an toàn cho các cháu và CBGVNV trong nhà trường. Các kế hoạch đều được tổ chức thực hiện nghiêm túc, không để xảy ra các sự việc đáng tiếc, không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật xảy ra trong nhà trường. Nhà trường được công nhận đạt tiêu chuẩn về an toàn an ninh trật tự năm Nhà trường đã phổ biến, triển khai đến CBGVNV thực hiện tốt kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống cháy nổ; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, chống thảm họa thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực …trong nhà trường. Bếp ăn thực hiện theo quy trình bếp một chiều đảm bảo VSATTP. - Phối kết hợp với công an phường Vỹ Dạ trong việc đảm bảo công tác an ninh trật tự trong đơn vị. Thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự. Làm tốt công tác tuyên truyền phụ huynh thực hiện nghiêm túc mô hình xếp hàng đón con đảm bảo an toàn an ninh trật tự trước cổng trường. Tổ chức cho đội ngũ ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo. 8.6. Hoạt động của cha mẹ trẻ em góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em - Ban đại diện CMHS của Trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động của Hội và triển khai thực hiện trong năm học. Thực hiện phối hợp với Nhà trường để hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ trẻ em nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ; Phối hợp với giáo viên Nhà trường trong giáo dục đạo đức cho trẻ; bồi dưỡng, khuyến khích, giúp đỡ trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật, tàn tật, động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện. - Tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt các phong trào trong dạy và học, hỗ trợ các hoạt động giao lưu của trẻ và các hoạt động tham quan, ngoại khóa … đáp ứng mục tiêu trọng tâm của năm học. Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”. Phụ huynh các lớp tích cực ủng hộ cây cảnh, chậu hoa cho các lớp, ủng hộ nguyên vật liệu để làm đồ chơi cho các cháu; đóng góp tranh ảnh, truyện tranh, xây dựng góc tuyên truyền phù hợp với trường, lớp, phù hợp với chuyên đề trọng tâm của năm học: “Bé với di sản văn hóa Huế”. - Ban đại diện hội cha mẹ trẻ em thể hiện tốt chức năng phối hợp với nhà trường trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ; Kết hợp với nhà trường tổ chức tốt các ngày lễ cho trẻ như: Liên hoan trung thu; Các hoạt động Bé khéo tay; Bé với an toàn giao thông; Ngày hội phát triển vận động; Tiệc buffet; Ngày Quốc tế thiếu nhi; Tổng kết cuối năm cho các cháu tạo được hiệu ứng mạnh mẽ. Kết hợp với nhà trường tổ chức các buổi tuyên truyền thông qua họp phụ huynh: 2 đợt; thông các hoạt động lễ hội của bé: 6 lần. - Tham gia tích cực Đề án Ngày Chủ nhật xanh gắn với đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Nét đẹp văn hóa học đường”; Dự án “giảm thiểu rác thải nhựa và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn” trong trường học; Đẩy mạnh các hoạt động về môi trường nhằm giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường cho trẻ. - Phối hợp thực hiện tốt mô hình “xếp hàng đón con”, không gây ách tắc giao thông trước cổng trường vào giờ cao điểm. Phối hợp thực hiện cho trẻ 5 tuổi tham quan trường tiểu học trước khi vào lớp 1. Tham quan Đại nội Huế nhằm đẩy mạnh ý thức yêu quê hương và hiểu biết về văn hóa địa phương cho trẻ. - Kết quả trong năm học vừa qua các cháu đều khỏe mạnh, lên cân, không có tai nạn và ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh xảy ra trong trường. 9. Hoạt động của tổ chức chính trị, các đoàn thể: 9.1. Chi bộ: - Trường có Chi bộ độc lập với 16 đảng viên, chỉ đạo mọi hoạt động trong nhà trường đạt hiệu quả. Chỉ đạo các đảng viên tham gia học tập lý luận chính trị trên phần mềm internet, chỉ đạo đoàn thể tham gia tìm hiểu về Nghị quyết Đại hội Đảng bộ. Chi bộ luôn chú trọng công tác phát triển và xây dựng Đảng. Trong năm đã hoàn thành kết nạp 3 đảng viên mới. Các đảng viên trong chi bộ đều đạt đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trong đó có 03 đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Đảng ủy phường khen thưởng. Chi bộ đạt danh hiệu “Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. 9.2. Công đoàn cơ sở: - Ttrường có tổ chức Công đoàn cơ sở gồm 40 đoàn viên, luôn phát huy tốt vai trò của mình trong việc phối hợp với chuyên môn xây dựng quy chế làm việc, thi đua khen thưởng, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các đoàn viên, nhất là đối với các đoàn viên hợp đồng. - Công đoàn cũng đã cùng với Nhà trường phát động nhiều phong trào thi đua đạt hiệu quả như: “Dạy tốt học tốt”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Vận động các đoàn viên tham gia tích cực các hội thi: hội thi giáo viên dạy giỏi, hội thi làm đồ dùng đồ chơi, hội thi cô nuôi giỏi. Đã chỉ đạo, vận động đội ngũ thực hiện hiệu quả các cuộc vận động; nêu cao tinh thần “Dân chủ kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”. - Tích cực tham gia các hoạt động hiến máu tình nguyện, các hoạt động do Liên đoàn thành phố phát động, hưởng ứng các hội thi trực tuyến tìm hiểu về Đại hội Công đoàn Việt Nam, chung tay vì ATGT, tìm hiểu về dân vận khéo, chính sách pháp luật, nền tảng số,... Vận động đoàn viên đóng đầy đủ các loại quỹ công đoàn, quỹ thiên tai, quỹ đền ơn đáp nghĩa… Nhiều năm liền đạt Công đoàn vững mạnh xuất sắc. 9.3. Đoàn TNCSHCM: - Trường có Chi đoàn TNCSHCM gồm 14 đoàn viên, nhiệt tình năng động, luôn tích cực tham gia các hoạt động, các phong trào thi đua trong nhà trường và ngành học. Thực hiện tốt “Ngày chủ nhật xanh”, “Nói không với túi ni lông”, “Bảo vệ môi trường không rác thải”; “Xếp hàng đón con”. - Chi đoàn thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ do trường, đoàn phường tổ chức: tham gia văn nghệ kỷ niệm 134 năm sinh nhật Bác Hồ. - Các đoàn viên trong Chi đoàn đã tham gia tích cực các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao như: Tham gia Mít tinh và diễu hành hưởng ứng tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2023 trên địa bàn phường Vỹ Dạ. Tham gia lễ ra quân mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo An ninh trật tự tết nguyên đán Giáp Thìn 2024 do Thành đoàn tổ chức. Tham gia tảo mộ tại Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố. Tham gia chương trình "Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ" do phường tổ chức. Tham gia cổ vũ chương trình nghệ thuật "Người mẹ làng Sen" tại nhà hát sông Hương. Chi đoàn thường xuyên bồi dưỡng, giới thiệu những đoàn viên ưu tú cho Đảng. 10. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục - Thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, qua các năm, nhà trường đã tích cực tham mưu, huy động mọi nguồn lực: tài lực, vật lực và nhân lực để xây dựng, đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất của nhà trường, đã mang lại kết quả đáng kể, đảm bảo các điều kiện để thực hiện Chương trình GDMN. - Nhà trường tham mưu Hiệp hội Un Enfant par la Main hỗ trợ các hoạt động của trẻ, tiền ăn cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền trong năm học là 282.189,000 đồng. - Nhà trường đã vận động phụ huynh ủng hộ nhiều vật liệu phế thải để giáo viên tạo thành những thùng rác ngộ nghĩnh, bồn hoa, bình tưới cây, các đồ dùng giúp trẻ vận động… Đồng thời phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương với sự đóng góp của cha mẹ các cháu và cộng đồng vào việc bổ sung trang thiết bị, đồ chơi phù hợp cho trẻ mầm non theo Thông tư số 47/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT quy định việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở GDMN. - Phối hợp với đoàn thanh niên xây dựng cảnh quan, chỉnh trang môi trường trong và ngoài nhà trường, vẽ, trang trí môi trường, sân vườn; vận động phụ huynh đóng góp (cây xanh, nguyên vật liệu) theo chủ đề năm học: “Xây dựng trường mầm non xanh – an toàn – thân thiện” trong cơ sở GDMN. - Nhà trường tham mưu với các ban ngành, thành phố, chính quyền địa phương về đầu tư xây dựng cải tạo, mua sắm trang thiết bị và cơ sở vật chất. Huy động các nguồn lực xã hội, nguồn ngân sách và từ các nguồn huy động hợp pháp khác để đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động, môi trường an toàn, xanh, sạch, đẹp đạt tiêu chuẩn quốc gia. Tham mưu với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT quan tâm giúp đỡ về CSVC, đội ngũ, chính sách. - Ban đại diện hội cha mẹ trẻ em thể hiện tốt chức năng phối hợp với nhà trường trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ, tham quan và hỗ trợ tổ chức các hội thi tại cơ sở cho trẻ tạo được hiệu ứng mạnh mẽ. - Phối hợp với y tế và phụ nữ phổ biến kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc cha mẹ học sinh. - Cuối năm học, trường đã đã huy động ngân hàng Vietin và mạnh thường quân trao 9 xuất quà (tiền mặt) cho những trẻ có hoàn cảnh khó khăn với tổng trị giá 1.800 ngàn đồng. 11. Công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non - Căn cứ vào kế hoạch năm học của ngành, Nhà trường đã có nhiều biện pháp tuyên truyền đến các bậc cha mẹ của các cháu về chế độ dinh dưỡng cân đối hợp lý giúp trẻ phát triển về thể chất; phối hợp với gia đình của trẻ xây dựng chế độ ăn và chế độ vận động hợp lý đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì. - Chỉ đạo giáo viên các lớp tích cực phổ biến những qui định của ngành, các kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ và cộng đồng. Tăng cường tuyên truyền vận động trẻ ra lớp, đặc biệt là trẻ 5 tuổi. - Kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, các cấp và địa phương trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, nâng cao tỉ lệ huy động trẻ. - Chủ động phối hợp với truyền thanh địa phương để đưa tin các hoạt động nổi bật của nhà trường và đưa tin, bài viết lên trang website của đơn vị nhằm mục đích tuyên truyền sâu rộng trong cha mẹ các cháu và cộng đồng. - Xây dựng góc tuyên truyền phong phú theo các chuyên đề, chủ đề phù hợp với trường và địa phương nhằm thực hiện có hiệu quả chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh và VSATTP. Tuyên truyền Luật người khuyết tật, đảm bảo bình đẳng giữa các trẻ với nhau. Tuyên truyền về quyền con người và quyền trẻ em. Kết hợp với hội cha mẹ trẻ em tổ chức các buổi tuyên truyền thông qua họp phụ huynh: 2 đợt; thông các hoạt động lễ hội của bé: 6 lần. - Tổ chức tốt các hội thi, ngày hội ngày lễ, giao lưu tại cơ sở và ở địa phương nhằm mục đích tuyên truyền như: Ngày hội đến trường của bé; Trung thu; “Bé với tạo hình”; “Phát triển vận động”; “Bé với an toàn giao thông”; “Bé với di sản văn hóa Huế”; Ngày Quốc tế thiếu nhi... - Nhà trường còn quan tâm giúp đỡ nhóm trẻ độc lập trên địa bàn về công tác chuyên môn, hoạt động, điều kiện đảm bảo an toàn cho trẻ; tham mưu địa phương, phòng giáo dục để cấp phép hoạt động và tham mưu UBND phường đi kiểm tra hàng tháng, bố trí cán bộ, giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm độc lập trên địa bàn thực hiện Chương trình giáo dục mầm non ở các độ tuổi, nhờ vậy đã giúp địa phương mở rộng cơ sở nuôi dạy trẻ, nâng cao tỉ lệ huy động ở độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo đến trường. Hiện nay, trên địa bàn có 01 trường tư thục Lâm Tỳ Ni; 05 nhóm lớp độc lập, gồm độc lập có phép 02 nhóm (Garden School, Happy Kids 1) và nhóm dưới 7 trẻ có: 03 nhóm đều được trường nhà trường hỗ trợ, giúp đỡ. II. Đánh giá chung 1. Tóm tắt  kết quả nổi  bật trong năm học  2023-2024: * Công tác phát triển số lượng: - Hoàn thành tốt công tác phổ cập trên địa bàn. Tổng số trẻ huy động Nhà trẻ: 45%; Mẫu giáo: 97 %. trẻ em 5 tuổi  ra lớp đạt tỷ lệ 99,30%. - Đến cuối năm học 2023-2024 trẻ ra lớp 420 trẻ/11 nhóm, vượt chỉ tiêu. * Công tác chất lượng: - Về chăm sóc: So với đầu năm, tỷ lệ trẻ có sức khỏe bình thường tăng 2%; Tỷ lệ trẻ SDD về cân nặng giảm 1,9%; Ty lệ trẻ thừa cân, béo phì giảm 0,8% và tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi giảm 1% so với đầu năm. - Về giáo dục: Nhà trường thực hiện phát triển Chương trình giáo dục mầm non của nhà trường, đổi mới giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Chú trọng việc rà soát Chương trình, kịp thời điều chỉnh bổ sung, đảm bảo tính phát triển, đạt được mục tiêu giáo dục đề ra, chuẩn bị tốt nhất cho trẻ khi vào lớp một. Thực hiện tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào vào kế hoạch giáo dục; tích hợp giáo dục quyền con người, quyền trẻ em vào Chương trình GDMN. Nâng cao chất lượng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2, ứng dụng phương pháp 5E và Steam một cách phù hợp, giúp trẻ hình thành kiến thức, chủ động khám phá thông qua các trải nghiệm học tập, từ đó trẻ có thể biết suy nghĩ chủ động, sử dụng ngôn ngữ để giải thích một cách logic dựa trên trải nghiệm thực của mình. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.  - Cơ sở vật chất: Làm tốt công tác quản lý CSVC, tài chính tài sản, tham mưu với Lãnh đạo các cấp và phụ huynh đầu tư kinh phí để trang bị đồ chơi, mua sắm thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ với tổng số tiền 162.487.000 đồng. -  Công tác Đảng – Đoàn thể: Năm học 2023-2024: Chi bộ đảng được công nhận “Chi bộ hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ”; Công đoàn đạt “Công đoàn vững mạnh”; Chi đoàn TNCS Hồ Chi Minh đạt “Chi đoàn vững mạnh”.     - Công tác khác: Nhà trường đã thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phầm, phòng tránh tai nạn thương tích và quản lý thu chi tài chính trong năm 2023 theo quy định. CBGVNV tích cực tham gia hưởng ứng “Ngày chủ nhật xanh” và mô hình dân vận khéo “Trường học văn minh, xanh, sạch, đẹp, an toàn, tiêu biểu”. 2. Những khó khăn, hạn chế Diện tích đất của trường có một phần năm trong lộ giới quy hoạch nên chưa làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên ảnh hưởng đến hồ sơ công nhận trường Chuẩn Quốc gia. 3. Các giải pháp sẽ thực hiện trong thời gian tiếp theo - Xây dựng kế hoạch tuyển sinh năm học 2024-2025 theo chỉ tiêu được Thành phố giao. - Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động hè năm 2023-2024 và có đơn, thỏa thuận phụ huynh cho trẻ học hè, giáo viên nhân viên tham gia làm hè và tổ chức hoạt động theo hướng dẫn của Phòng giáo dục Huế. - Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên công tác chăm sóc, vệ sinh ở các lớp và theo dõi chặt chẽ bếp ăn về mọi mặt đảm bảo các cháu được chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Thực hiện tốt công tác VSATTP trong nhà trường. - Thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN. - Tổ chức rà soát các tiêu chí xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chủ đề "Xây dựng trường mầm non xanh-an toàn -thân thiện" gắn với việc thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025”. - Chủ động làm tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng, dụng cụ, đồ chơi để phòng chống dịch bệnh trong nhà trường, đảm bảo trẻ được sinh hoạt trong điều kiện an toàn tuyệt đối, phòng tránh tai nạn thương tích và không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, không có dịch bệnh lây lan trong trường học. - Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu với Hiệp hội hỗ trợ thêm một phần tiền ăn cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, gia đình chính sách, hộ nghèo theo quy định để các cháu có cơ hội được đến trường. - Tiếp tục thực hiện tốt công tác điều tra, làm tốt công tác phúc tra trẻ từ 0-5 tuổi, cập nhật số liệu chính xác, hệ thống hồ sơ sổ sách cập nhật đầy đủ chuẩn bị cho công tác PCGD-XMC năm 2024. - Tiến hành rà soát cơ sở vật chất, thiết bị để có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa và tham mưu mua sắm bổ sung đồ dùng cho năm học mới 2024-2025. III. Kiến nghị đề xuất: Tham mưu cấp có thẩm quyền hoàn thành chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà trường đảm bảo theo quy định trường Chuẩn Quốc gia theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non ./.   Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT (để báo cáo); - UBND phường (để b/c); - BGH, các tổ CM; - Website đơn vị; - Lưu VT.                    HIỆU TRƯỞNG                          Nguyễn Thị Diễm Hoa " /> BÁO CÁO TỔNG KẾT Năm học 2023- 2024 - Trường mầm non Hương Lưu
 

Kiến thức không có trọng lượng, nó là kho báu bạn có thể mang theo một cách dễ dàng "

Ngày 26 tháng 01 năm 2025

 » Báo cáo-kế hoạch

Báo cáo-kế hoạch

Cập nhật lúc : 08:39 27/05/2024  

BÁO CÁO TỔNG KẾT Năm học 2023- 2024

PHÒNG GD & ĐT TP. HUẾ

TRƯỜNG MN HƯƠNG LƯU

CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

          Số: 56/BC-MNHL                                    

                                                                              Huế, ngày  22 tháng 5 năm 2024

 

 

BÁO CÁO TỔNG KẾT

Năm học 2023- 2024

 

Thực hiện Công văn số 1044/PGDĐT-GDMN ngày 23/8/2023 của Phòng GD&ĐT thành phố Huế về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2023-2024;

 Thực hiện kế hoạch số 129/KH-MNHL ngày 30 tháng 9 năm 2023 của Trường Mầm non Hương Lưu về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học 2023-2024;

Căn cứ vào kết quả đạt được và tình hình thực tế của đơn vị, Trường mầm non Hương Lưu báo cáo tổng kết trong năm học 2023-2024 như sau:

I. Đặc điểm tình hình:

Trường Mầm non Hương Lưu nằm trên địa bàn Vỹ Dạ do Phòng Giáo dục trực tiếp quản lý.  

- Lớp: Hiện nay, toàn trường có 11 nhóm, lớp với tổng số 420 trẻ. Trong đó: 02 nhóm nhà trẻ: 63 trẻ và 9 lớp mẫu giáo: 357 trẻ.

 - Về cơ cấu tổ chức:

+ Tổng số: 40 người (39 nữ, 01 nam)

+ Biên chế: 30 người; Hợp đồng: 10 người

+ Ban giám hiệu: 03 người (01 Hiệu trưởng, 02 Phó hiệu trưởng)

+ Giáo viên: 25 người (25 biên chế)

+ Nhân viên: 12 người (02 BC; 01 NĐ 111 và 09 HĐ lao động)

- Số tổ chuyên môn, văn phòng: 05 Tổ CM (gồm Tổ mẫu giáo 5-6 tuổi; Tổ mẫu giáo 4-5 tuổi; Tổ Mẫu giáo 3-4 tuổi; Tổ Nhà trẻ; Tổ Cấp dưỡng) và  01 Tổ Văn phòng.      

 - Cơ sở vật chất: Trường có 11 phòng học, 1 bếp ăn một chiều, 07 phòng chức năng. Bàn ghế, giường ngủ, đồ dùng đồ chơi, phương tiện nghe nhìn tương đối đầy đủ.       

- Chi bộ Đảng: có 16 Đảng viên. Trong đó: 03 CBQL; 12 GV; 01 NV.

- Đoàn thể: Chi đoàn gồm 14 đoàn viên. Công đoàn cơ sở gồm 40 công đoàn viên.

*. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản:

a. Thuận lợi:

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của các cấp Lãnh đạo, Phòng GD& ĐT Thành phố Huế; Đảng ủy, Chính quyền địa phương…và dự án của Hiệp hội Un Enfant par la Main hỗ trợ đã tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho đội ngũ phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường luôn được quan tâm tu sữa thoáng mát, sạch sẽ, tham mưu bổ sung đồ dùng đồ chơi khá đầy đủ thuận tiện cho việc huy động số lượng cũng như chăm sóc giáo dục trẻ.

- Tập thể đoàn kết, nhất trí, năng nổ, có ý thức trách nhiệm cao, tích cực tham gia các phong trào, có ý thức học hỏi nâng cao trình độ về mọi mặt, luôn chủ động sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

b. Khó khăn:

- Một số danh mục theo bộ thiết bị tối thiểu cho trẻ 5 tuổi và dưới 5 tuổi xuống cấp được thay thế bằng các đồ chơi tự làm chưa có độ bền cao.

- Sân chơi của trẻ do liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chưa quy hoạch đồng bộ với sân trong khuôn viên của nhà trường.

- Số trẻ ra lớp đông, tỉ lệ trẻ/lớp vượt so với quy định của Điều lệ trường mầm non.

II. Kết quả đạt được:

1. Thực hiện có hiệu quả các văn bản Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của ngành

- Nhà trường đã triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 -2025, Luật Giáo dục năm 2019; Kết luận số 51-/KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT; Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh; Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII và Nghị quyết 05- NQ/TU ngày 01/6/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Nghị quyết số 135/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế về phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 –2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 24/5/52021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn của cả nước về giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; Chỉ thị số 42-CT/TU ngày 08/8/2023của Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc TW trước năm 2025. Thực hiện chủ đề năm học 2023 - 2024 “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”.

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc những quy định của Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; động viên, khuyến khích CBGV học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhà giáo và qui chế nuôi dạy trẻ; thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ sở GDMN; có các giải pháp đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ; Triển khai thực hiện các Chỉ thị, văn bản về nhiệm vụ năm học 2023- 2024 của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế và Phòng GD&ĐT TP Huế.

- Thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua với chủ đề “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”; tiếp tục thực hiện các nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương và chương trình giáo dục MN gắn với Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 19/01/2019 của UBND Tỉnh và Kế hoạch số 942/KH-UBND ngày 28/3/2019 của UBND thành phố Huế về kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Ngày chủ nhật xanh”; thực hiện tốt mô hình “Xếp hàng đón con” và “Cổng trường trật tự an toàn giao thông”. Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống lồng ghép vào các hoạt động giáo dục, các hoạt động ngoại khoá; Xây dựng môi trường sư phạm trong sạch, lành mạnh; Xây dựng mối quan hệ ứng xử thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường theo Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GD&ĐT về việc quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông; Tăng cường rèn luyện giáo dục trẻ về kỹ năng tự phục vụ, nề nếp thói quen vệ sinh tốt, kỹ năng tự bảo vệ an toàn bản thân, kỹ năng giao tiếp…

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc theo Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND ngày 03/6/2022 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế về Quy định mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Thực hiện Kế hoạch số 698/KH-PGDĐT ngày 29 tháng 6 năm 2023 về Đề án “Phát triển Giáo dục và Đào tạo thành phố” giai đoạn 1 (2022-2025).

2. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các hội đồng:

- Thực hiện kiện toàn Hội đồng trường nhiệm kỳ 2024-2029, gồm có 11 thành viên gồm: Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng; chủ tịch Công đoàn; bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng; đại diện chính quyền địa phương và đại diện Hội cha mẹ trẻ em. Hội đồng trường có chủ tịch, thư kí và các thành viên khác.

  - Hội đồng trường đã thực hiện quyền và các lợi ích của nhà trường, chịu trách nhiệm quyết định về mục tiêu, chiến lược phát triển và phương hướng hoạt động của nhà trường; huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực trong nhà trường, gắn kết nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật.

- Hội đồng trường đã quyết nghị về kế hoạch hoạt động trong năm và các quy chế của nhà trường; điều chỉnh Chiến lược phát triển nhà trường phù hợp với thực tế, đồng thời xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết nghị về tổ chức, nhân sự; quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường.

- Hội đồng trường cũng đã giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết nghị của hội đồng trường; việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.

3. Phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng tỷ lệ huy động trẻ

- Năm học 2023-2024, nhà trường đã cố gằng duy trì huy động trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo ra lớp đáp ứng chỉ tiêu đề ra. Chỉ tiêu số lượng trẻ được giao cụ thể cho từng lớp tương đối được giữ vững. Thực hiện tốt việc duy trì,củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập, hoàn thành công tác PCGDMNTENT năm 2023, tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99,30% (256/258).

 - Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp trên địa bàn phường trên tất cả các loại hình:   Nhà trẻ: 45% (135/302 cháu) và  Mẫu giáo: 97% (780/841 cháu).

- Số lượng trẻ ra lớp tại trường trong năm học 2023-2024: gồm 420 trẻ/11 nhóm, lớp. Trong đó:

+ Lớp 5-6 tuổi : 03 lớp:  130 trẻ;   

+ Lớp 4-5 tuổi : 04 lớp:   147 trẻ; 

+ Lớp 3-4 tuổi : 02 lớp:    80 trẻ;   

+ Lớp 2-3 tuổi : 02 lớp:    63 trẻ; 

- Tỷ lệ trẻ chuyên cần trong toàn trường đạt  98,1%.

4. Công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi

- Nhà trường đã bố trí giáo viên dạy lớp 5 tuổi năng động, có năng lực và tâm huyết với nghề phụ trách lớp 5 tuổi đảm bảo chất lượng. Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phối hợp hỗ trợ phụ huynh chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo Chương trình GDMN giúp trẻ hoàn thành Chương trình GDMN 5 tuổi và tạo tâm thế cho trẻ bước vào trường tiểu học.

- Công tác hỗ trợ giúp đỡ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn về chuyên môn và CSND trẻ đảm bảo an toàn, có cam kết thực hiện và đảm bảo các điều kiện của nhóm trẻ được cấp phép hoạt động. Thực hiện các nội dung đánh giá sự phát triển của trẻ theo kế hoạch đã xây dựng phù hợp với trẻ 5 tuổi. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99,30% (256/258). 

 - Tỷ lệ hoàn thành CT GDMN đạt 100% (256/256). Phường Vỹ Dạ được UBND thành phố và UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận hoàn thành công tác Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi năm 2023.

5. Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

5.1. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ

- Trẻ đến trường được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, không có trường TNTT, ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà trường. Thiết bị bên trong và bên ngoài nhóm lớp luôn được duy tu, bảo dưỡng đảm bảo an toàn.

- 100% CBGVNV ký cam kết và không vi phạm đạo đức nhà giáo luôn thực hiện đúng quy tắc ứng xử trong nhà trường; luôn gần gũi thương yêu, tôn trọng đối xử công bằng với trẻ. 11/11 nhóm, lớp đã làm tốt công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, đồ dùng thiết bị và chủ động phòng chống các dịch bệnh. Qua kiểm tra công tác VSATTP và phòng chống dịch bệnh của Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố Huế và đoàn kiểm tra UBND phường Vỹ Dạ đều đánh giá tốt.

- Làm tốt công tác phối hợp UBND phường cùng kiểm tra, nhắc nhở các nhóm, lớp độc lập đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch và ký cam kết thực hiện tốt công tác CSNDGD trẻ.

* Kết quả:

+ 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất lẫn tinh thần, không bị tai nạn thương tích. Môi trường trong và ngoài lớp luôn đảm bảo an toàn, thân thiện.

+ 100% nhóm, lớp có thiết bị, đồ chơi đảm bảo tính an toàn.

+ 100% cháu được sử dụng nguồn nước sạch và được đảm bảo an toàn.

+ Nhà trường thực hiện trường học An toàn về an ninh trật tự và Trường học an toàn về tai nạn thương tích theo quy định tại Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ GD&ĐT quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.

5.2. Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe

- Năm học 2023-2024, nhà trường đã quản lý tốt việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ tại trường, đảm bảo an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và đúng định lượng theo phần mềm quản lý dinh dưỡng  phù hợp chế độ ăn của lứa tuổi và điều kiện thực tế của nhà trường. Tỷ lệ trẻ được ăn bán trú tại trường đạt 100%.

- 100% trẻ mẫu giáo duy trì, thực hiện được các thao tác vệ sinh cá nhân, nề nếp về vệ sinh dinh dưỡng. Hàng tuần, kiểm tra vệ sinh môi trường, lớp học, đồ dùng đồ chơi để phòng chống dịch bệnh. Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN.

 - 100% trẻ đến trường được cân đo và theo dõi biểu đồ tăng trưởng: cân, đo 3lần/năm và có các biện pháp phối hợp phụ huynh trong thực hiện các biện pháp phòng chống SDD, thừa cân, béo phì và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

 * Kết quả tình hình sức khỏe của trẻ trong năm học 2023-2024:

Đầu năm

Cuối năm

Nội dung

Tỉ lệ

Số cháu/Sĩ số

Tỉ lệ

Số cháu/Sĩ số

So sánh

Cân nặng BT  

93,5

388/415

95,5

401/420

tăng 2%

SDD thể nhẹ cân

2,4

10/415

0,5

2/420

giảm 1,9%

Thừa cân

1,7

07/415

2,4

10/420

giảm 0,7%

Béo phì

2,4

10/415

1,6

7/420

giảm 0,8%

Chiều cao BT

98,3

408/415

99,3

417/420

tăng 1%

SDD thể thấp còi

1,7

07/415

0,7

03/420

giảm 1%

5.3. Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục và nâng cao chất thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

- Nhà trường đẩy mạnh thực hiện "Xây dựng trường mầm non hạnh phúc - an toàn - thân thiện" gắn với các tiêu chí xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm theo Kế hoạch số 709/KH-PGDĐT ngày 16/8/2021 của Phòng GD&ĐT TP Huế về chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025.

- Thực hiện tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào Chương trình GDMN theo Kế hoạch số 1149/PGDĐT-GDMN ngày 06/10/2020 của Phòng GD&ĐT, với chủ đề “Bé yêu làn điệu dân ca”; Đưa dân ca địa phương vào nội dung giáo dục thuộc lĩnh vực phát triển cảm xúc, tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ; sơ kết đánh giá thực hiện tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương”.

- Đổi mới phương pháp giáo dục theo định hướng "Lấy trẻ làm trung tâm"; đẩy mạnh việc phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc bảo đảm điều kiện thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ trong thực hiện Chương trình GDMN; rèn luyện các kỹ năng, giúp trẻ nhận thức về bản thân: sự tự tin, tự lực, thực hiện những quy tắc an toàn thông thường, biết làm một số việc đơn giản; hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết: thể hiện tình cảm, sự chia sẻ, hợp tác, kiên trì, vượt khó; hình thành một số kỹ năng ứng xử phù hợp với gia đình, cộng đồng, bạn bè và môi trường... Hình thành cho trẻ các thói quen vệ sinh, hành vi văn minh, ý thức bảo vệ môi trường và kỹ năng sống cho trẻ, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng tự phục vụ…

* Đối với giáo viên:

- 100% nhóm, lớp thực hiện sử dụng phần mềm lập kế hoạch để xây dựng kế hoạch giáo dục độ tuổi mình phụ trách mang tính phát triển, thực hiện lồng ghép “văn hóa địa phương”; tích hợp giáo dục an toàn giao thông; giáo dục cảm xúc kỹ năng xã hội; giáo dục quyền con người và quyền trẻ em vào Chương trình GDMN. Tổ chức giao lưu “Bé khéo tay” cấp cơ sở.

- Trong năm học 2023-2024, toàn trường có 25/25 giáo viên được kiểm tra, dự giờ đạt từ loại Khá trở lên; Tổ chức một số hoạt động giao lưu cho trẻ: “Bé với tạo hình”; “Phát triển vận động”; “Bé với an toàn giao thông”; “Bé với Di sản Văn hóa Huế”;…các hoạt động giao lưu được lồng ghép vào các ngày hội - ngày lễ, các hoạt động ngoại khóa và hoạt động năng khiếu của trẻ được phụ huynh tích cực hưởng ứng. 

- Các tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học đạt hiệu quả. Mỗi tổ đều xây dựng chuyên đề để thực hiện và triển khai, nhân rộng trong nhà trường.

- Định kỳ các giáo viên rà soát, đánh giá việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và có điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục kịp thời, phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường và địa phương thông qua sinh hoạt chuyên môn 2 tuần/ lần. Từ đó, thực hiện tốt việc đánh giá trẻ hằng ngày, cuối chủ đề, cuối giai đoạn để điều chỉnh bổ sung kế hoạch phù hợp theo từng độ tuổi. Thực hiện nghiêm túc nề nếp kiểm tra của Ban giám hiệu và chuyên môn về các mặt hoạt động giáo dục. Nghiêm túc dự giờ, thăm lớp, đúc rút kinh nghiệm trong thực hiện CTGDMN theo kế hoạch. Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 một cách khoa học, chú trọng các giải pháp phối hợp giữa MN và tiểu học, phù hợp yêu cầu liên thông từ MN lên tiểu học.

- 100% nhóm, lớp tiến hành chỉnh trang các góc chơi cho trẻ theo phương pháp Steam; bổ sung đồ dùng, đồ chơi tự tạo, làm mới các góc chơi, góc trải nghiệm cho trẻ.

* Đối với trẻ:

- Tỷ lệ bé chăm: 98,1%. Tỷ lệ bé ngoan: 95%. Tỉ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình: 100%.

- Đánh giá trẻ cuối độ tuổi Mẫu giáo đạt > 90% đối với các lĩnh vực phát triển giáo dục.

- 100% nhóm, lớp thực hiện xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm và Quan sát trẻ theo quá trình.

- Trẻ được tham quan Đại nội Huế và tham gia đầy đủ các phong trào, hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp, tạo được không khí vui tươi, sôi nổi, tích cực cho các cháu.

5.4. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục mầm non và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

- Trường mầm non Hương Lưu được kiểm tra công nhận Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 và trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. Hiện nay, nhà trường tiếp tục rà soát, đề ra giải pháp cụ thể, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng nhằm củng cố, phát huy kết quả đạt được và duy trì các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường chuẩn Quốc gia theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 Ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non. 

- Nhà trường tích cực tham mưu để bổ sung, nâng cấp, sửa chữa thiết bị, đồ dùng và các điều kiện cơ sở vật chất; tập trung nguồn lực và có kế hoạch nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, trang cấp đầy đủ thiết bị, đồ dùng đồ chơi đảm bảo theo yêu cầu quy định.

6. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Năm học 2023-2024 nhà trường tích cực làm tốt công tác tham mưu, chú trọng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ.

6.1. Trường, lớp xây mới trong năm học (nếu có)

6.2. Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa phòng học, nhà vệ sinh, nhà bếp, chống dột.

Stt

Nội dung

Tổng kinh phí (triệu đồng)

Ghi chú

1

Sửa chữa, bổ sung và trang bị CSVC

54.859

 

2

Mua sắm bổ sung đồ dùng bán trú

48.445

 

 

Tổng kinh phí

103.304

 

 

6.3. Bổ sung đồ dùng đồ chơi - thiết bị dạy học theo danh mục

Stt

Nội dung

Tổng kinh phí (triệu đồng)

Ghi chú

1

Tài liệu theo danh mục, thiết bị -phần mềm chuyên môn

19.273

 

2

02 Máy vi tính và thiết bị tin học

35.310

 

3

01 Máy in

4.600

 

Tổng kinh phí

59.183

 

 

6.4. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản

- Nhà trường xây dựng kế hoạch thu, chi năm học đúng thực tế, thực hiện quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục, lập dự toán thu, chi, quyết toán, báo cáo kê, báo cáo tài chính, tài sản theo đúng chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước. Công khai, tự kiểm tra tài chính theo Quy chế chi tiêu nội bộ đã xây dựng và quy định hiện hành về công tác quản lý tài chính, tài.

- Tài sản của nhà trường và các nhóm, lớp được quản lý chặt chẽ để phục vụ các hoạt động chăm sóc, giáo dục có hiệu quả thông qua kiểm kê tài sản 2 lần/năm, có kế hoạch sửa chữa, bổ sung CSVC, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi...kịp thời đảm bảo an toàn phục vụ các hoạt động giáo dục của nhà trường.

  - Xây dựng và sử dụng môi trường vật chất, thiết bị đồ dùng, đồ chơi hiện có; xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng và sử dụng hiệu quả. Các nhóm, lớp có tinh thần trách nhiệm cao trong hoạt động làm đồ thêm đồ dùng, đồ chơi bằng nguyên vật liệu tự tạo, có tính sáng tạo, có độ bền cao, có tính thẩm mỹ, sử dụng hiệu quả.

7. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên

7.1. Tổng số CBGVNV: 40 người.

- Số GV đạt chuẩn trình độ đào tạo (CĐMN): 25/25 tỉ lệ 100%; Trên chuẩn (ĐHMN): 22/25 tỉ lệ: 88%

- Kết quả tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp CBQL và GV như sau: HT tự đánh giá mức Khá; 02 PHT đạt mức Khá; 08/25 GV đạt mức Tốt, tỉ lệ: 32%; 17/25 GV đạt mức Khá, tỉ lệ: 68%.

- Kết quả đánh giá xếp loại viên chức: Có 06/30 người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tỉ lệ: 20%; Có 24/30 người hoàn thành tốt nhiệm vụ, tỉ lệ 80%; không có người không hoàn thành nhiệm vụ.

- Nhà trường thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; thông qua Hội nghị CBCCVC xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học và tổ chức thực hiện nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra các hoạt động sư phạm giáo viên của nhà trường và kiểm tra của các cấp, đảm bảo chất lượng đội ngũ tương ứng với trình độ đã được đào tạo.

- Vào đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho CBGV. Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, từng cá nhân xây dựng kế hoạch để thực hiện. Nhà trường quản lý và đánh giá chất lượng CBGVNV theo đúng quy trình và đảm bảo công bằng, dân chủ.

- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học, nội quy, quy định, quy chế… liên quan đến các hoạt động của nhà trường; tạo điều kiện cho GV- NV phát huy dân chủ, tham gia xây dựng nhà trường vững mạnh về mọi mặt, không để xảy ra hiện tượng mất đoàn kết nội bộ, đơn thư khiếu kiện nại vượt cấp.

- Cuối năm, nhà trường không có CBGVNV nào bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

7.2. Hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng

- Các tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ 2 tuần/lần với nội dung sinh hoạt phong phú, đa dạng hình thức, chú trọng trong việc chỉnh sửa nội dung theo Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13/4/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quyết định ban hành Chương trình Giáo dục mầm non. Thực hiện tốt sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; mỗi khối đều có đề xuất và xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề chuyên môn, cùng giao lưu, chia sẻ, giúp giáo viên vững vàng chuyên môn.

- Định kỳ các tổ chuyên môn tiến hành rà soát, điều chỉnh bổ sung kế hoạch giáo dục và đề xuất nội dung phát triển Chương trình nhà trường, cụ thể như sau:

+ Nhà trẻ 24-36 tháng: điều chỉnh hoạt động “Ném trúng đích nằm ngang (xa 1-1,2m)” do trẻ vào đầu năm học đang còn vụng về và chưa thật sự thích nghi với nề nếp học tập, cho nên để trẻ thực hiện đạt kết quả tốt thì nội dung này nên đưa vào thực hiện ở chủ đề sau phù hợp hơn; Hoạt động “Bò theo hướng thẳng có mang vật trên lưng” một số trẻ chưa tự tin khi thực hiện nội dung này, vì vậy giáo viên cần lưu ý điều chỉnh như: về cách tổ chức cho trẻ luyện tập ở mọi lúc mọi nơi, tổ chức cho trẻ theo từng nhóm nhỏ để nhận biết rõ về khả năng thực hiện của từng trẻ, điều chỉnh kỹ năng kịp thời cho trẻ khi thực hiện. Dùng nhiều hình thức, để động viên khen trẻ, trẻ tự tin, mạnh dạn hoạt động tích cực mang lại hiệu quả cao. Giáo viên cần giúp trẻ luyện tập thêm về kỹ năng vẽ và xé dán, luyện tập cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Thay đổi hình thức để trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động.

+ Mẫu giáo 3-4 tuổi: mục tiêu, nội dung đưa ra phù hợp với điều kiện của lớp và nhận thức của trẻ. Củng cố việc thực hiện chuyên đề “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ, giáo viên đã lồng ghép nội dung giáo dục văn hóa địa phương cho trẻ. Làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, phong phú, hấp dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động. Chuyển thể, đưa làng điệu dân ca địa phương vào trong chương trình giáo dục.

+ Mẫu giáo 4-5 tuổi: chú trọng lồng ghép văn hóa địa phương vào trong chương trình của các chủ đề, ví dụ chủ đề nghề nghiệp: cần cho trẻ làm quen một số nghề phổ biến ở địa phương gần gũi với trẻ, để trẻ hiểu thêm như nghề: chằm nón, đan len, nghề làng hoa giấy Thanh tiên. Giáo viên cần phải làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động, phong phú, đẹp mắt, hấp dẫn để trẻ tham gia vào các hoạt động. Cho trẻ làm các bài thơ, câu chuyện ở mọi lúc mọi nơi giúp trẻ hiểu sâu hơn về câu chuyện, chú trọng lồng ghép các làn điệu dân ca địa phương của Tỉnh Thừa Thiên Huế vào các hoạt động như đón trẻ, chơi hoạt động ở các góc, chơi theo ý thích, tìm hiểu nét đẹp của địa phương, món ăn thông qua các bài hát.

+ Mẫu giáo 5-6 tuổi: Lĩnh vực phát triển vận động, ở bài tập “Chuyền bắt bóng qua đầu”, “Chuyền bắt bóng qua chân” có thể gộp thành 1 bài tập “chuyền bắt bóng qua đầu, qua chân”. Ở bài tập “Đi trên ván kê dốc” có thể nâng cao yêu cầu bài tập “Đi trên ván kê dốc đầu đội túi cát”. Bổ sung thêm một số mục tiêu và nội dung về giáo dục kỹ năng xã hội và nội dung giáo dục quyền con người và quyền trẻ em vào Chương trình.

- Ngoài ra chuyên môn nhà trường thống nhất đề xuất:

+ Các lớp khi xây dựng KHGD tên đề tài giữa các khối không được giống nhau đối với lĩnh vực PTNN, lĩnh vực PTTM, lĩnh vực PTTC.

+ Đối với lĩnh vực phát triển nhận thức: một số tên đề tài có thể giông nhau  nhưng mục tiêu đưa ra giữa các độ tuổi phải khác nhau.

+ Bài soạn khi xây dựng luôn chú ý lấy trẻ làm trung tâm.

+ Hoàn thành kế hoạch giáo dục trước 1 tuần để BGH duyệt.

- Nhà trường cũng đã quan tâm chỉ đạo tăng cường chất lượng sinh hoạt của các tổ khối chuyên môn. Nhân rộng sáng kiến hay của cá nhân ra tập thể để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

8. Công tác quản lý

8.1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục

- Nhà trường nghiêm túc thực hiện theo văn bản chỉ đạo các cấp, đáp ứng nhu cầu đổi mới của công tác quản lý giáo dục. Thực hiện Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2022 -2025 và kế hoạch Hội đồng trường. Hằng năm có điều chỉnh kế hoạch Chiến lược phát triển nhà trường phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, thực tế ở địa phương và nhiệm vụ được giao.

- Để nâng cao hiệu quả công việc, nhà trường thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; xây dựng dự thảo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, thông qua Hội nghị CBCC-VC, được hội nghị biểu quyết thông qua và tổ chức thực hiện nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Ngoài ra, nhà trường xây dựng nhiều loại kế hoạch phát triển nhà trường và thực hiện theo kế hoạch đảm bảo hiệu quả.

- Nhà trường đã thực hiện đổi mới công tác quản lý hành chính, chỉ đạo công tác quản lý, lưu trữ và sử dụng hồ sơ, sổ sách chuyên môn trong tinh gọn, hiệu quả theo Điều lệ trường mầm non. Thực hiện sắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên, nhân viên phù hợp với năng lực thực tiễn. Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về đổi mới phương pháp, kỹ năng nghề nghiệp. Tạo điều kiện, khuyến khích đội ngũ tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có 02 giáo viên đang học Thạc sĩ và 01 giáo viên học nâng chuẩn CĐMN lên ĐHMN.

- Phát huy quyền làm chủ, huy động tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ, xây dựng nền nếp kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

8.2. Việc ng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường.

- Thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành và CSGD trẻ như: ứng dụng phần mềm phân hệ lập kế hoạch vào xây dựng chương trình kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ; thường xuyên kiểm tra việc ứng dụng CNTT trong thực hiện chương trình GDMN, trong công tác quản lý cũng như chuyên môn, khai thác có hiệu quả website của ngành. Toàn trường có 100% giáo viên soạn bài trên máy, trên 95% biết ứng dụng khai thác dữ liệu để thiết kế bài giảng vào các hoạt động phù hợp với trẻ. Nhà trường đã chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT, thường xuyên đảm bảo hệ thống Internet, Wifi, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, phát huy hiệu quả trang thiết bị và các phần mềm quản trị hệ thống, Kismart, Misa, Pmis, dinh dưỡng quản lý...

- Sử dụng hiệu quả phần mềm dinh dưỡng trong nuôi dưỡng trẻ, xây dựng thực đơn đảm bảo đầy đủ lượng kcalo và cân đối giữa các chất dinh dưỡng; sử dụng hiệu quả các các phần mềm khác như: Misa, dịch vụ công, bảo hiểm… cổng thông tin điện tử, cơ sở dữ liệu (CSDL) ngành, temis…

- Tham gia tập huấn phần mềm temis, triển khai thực hiện đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tạo điều kiện cho các cấp quản lý giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng của nhà trường, nâng cao chất lượng đội ngũ.

8.3. Công tác kiểm tra nội bộ trường học

- Nhà trường thực hiện theo các văn bản chỉ đạo: Nghị định 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục; Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày 05/12/2013 của Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục; Công văn 3936/BGDĐT-TTr ngày 28/8/2017 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra.

- Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn và căn cứ tình hình thực tế của trường, Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Thành lập Ban kiểm tra nội bộ nhà trường và phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên.

- Ban kiểm tra xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra nội bộ phù hợp với nhà trường và xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể hằng tháng. Triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường để 100% cán bộ, giáo viên nắm vững mục đích yêu cầu và thực hiện tốt các nội dung của công tác kiểm tra nội bộ trong trường học.

- Dưới sự điều hành của Hiệu trưởng, Ban kiểm tra nội bộ tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra theo kế hoạch đảm bảo đủ các nội dung theo yêu cầu. Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, có đánh giá kết quả, sơ kết, tổng kết, kịp thời điều chỉnh những tồn tại và khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Nhà trường có các biện pháp đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra; góp phần hoàn thiện, củng cố và phát triển nhà trường; củng cố và thiết lập trật tự, kỷ cương trường học, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục.

- Nhà trường cũng đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, dự giờ giáo viên, kiểm tra các bộ phận và các hoạt động trong nhà trường. 100% giáo viên, nhân viên được kiểm tra 2 lần/năm học. Đồng thời, đã phối hợp với Công đoàn tổ chức tốt các phong trào thi đua tại cơ sở và cấp trên tổ chức, đạt kết quả cao, góp phần nâng cao chất lượng về mọi mặt hoạt động trong nhà trường.

- Ban kiểm tra nội bộ kết hợp với Ban thanh tra nhân dân giải quyết kịp thời các vướng mắc trong đơn vị, nắm bắt nguyện vọng hợp lý để điều chỉnh các đề xuất cũng như bổ sung đầy đủ các loại kế hoạch trong năm học, các nội quy và quy chế làm việc. Sau xử lý, báo cáo kết quả, đánh giá rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo.

- Thông qua công tác kiểm tra và giám sát, có nêu gương các tổ, khối thực hiện tốt, các thành viên, cá nhân điển hình để khen ngợi, động viên đội ngũ học tập noi theo.

8.4. Việc thực hiện quy chế dân chủ

- Nhà trường thông qua các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Nhà nước, Chính phủ để xây dựng các Quy chế của đơn vị và đưa về các tổ, khối để mọi người cùng đọc và tham gia xây dựng. Quy chế được thực hiện trên nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của hiệu trưởng và phát huy vai trò của các đoàn thể trong nhà trường.

- Nhà trường đã xây dựng Quy chế dân chủ theo Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập; xây dựng Bộ quy tắc ứng xử theo Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GD&ĐT; xây dựng Quy chế công khai theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 về thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Xây dựng Quy chế nâng lương trước thời hạn theo Thông tư 03/2021/TT-BNV ngày 29  tháng 6 năm 2021 của Bộ Nội vụ, về sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

- Các Quy chế được triển khai và thực hiện trong đơn vị nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan. Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước. Đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.

- Nhà trường thực hiện nghiêm túc, rõ ràng các quy định về quản lý tài chính, các khoản thu trong đơn vị, được công khai rõ các nguồn thu chi thông qua buổi họp HĐSP hàng tháng và công khai định kỳ theo Thông tư 37/2017-TT-BGD ngày 26/12/2017.     

- Thực hiện nghiêm túc quy chế tập trung dân chủ trong nhà trường, thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với CBGVNV, đảm bảo chế độ tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, thai sản...Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả thông qua các hoạt động của nhà trường. 100% CBGVNV đã thực hiện nghiêm túc chế độ ngày giờ công theo quy định, nghỉ có đơn xin phép...Các kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường được thông qua hội đồng sư phạm, các tổ khối và góp ý bổ sung của các thành viên.

8.5. Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học

- Hằng năm nhà trường xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, phối hợp với công an phường thực hiện tốt công tác an toàn trật tự trường học, thực hiện tốt “mô hình xếp hàng đón con”, tránh ùn tắc giao thông trước cổng trường vào giờ cao điểm. 100% CBGVNV ký cam kết trường học đảm bảo đạt chuẩn về “An toàn an ninh trật tự”.

 - Ngoài ra nhà trường còn xây dựng và triển khai các kế hoạch như: kế hoạch phòng chống ma túy, kế hoạch phòng chống tội phạm, kế hoạch phòng chống thiên tai - tìm kiểm cứu nạn, kế hoạch phòng cháy chữa cháy và các kế hoạch khác liên quan đến đảm bảo an toàn cho các cháu và CBGVNV trong nhà trường. Các kế hoạch đều được tổ chức thực hiện nghiêm túc, không để xảy ra các sự việc đáng tiếc, không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật xảy ra trong nhà trường. Nhà trường được công nhận đạt tiêu chuẩn về an toàn an ninh trật tự năm Nhà trường đã phổ biến, triển khai đến CBGVNV thực hiện tốt kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống cháy nổ; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, chống thảm họa thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực …trong nhà trường. Bếp ăn thực hiện theo quy trình bếp một chiều đảm bảo VSATTP.

- Phối kết hợp với công an phường Vỹ Dạ trong việc đảm bảo công tác an ninh trật tự trong đơn vị. Thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự. Làm tốt công tác tuyên truyền phụ huynh thực hiện nghiêm túc mô hình xếp hàng đón con đảm bảo an toàn an ninh trật tự trước cổng trường. Tổ chức cho đội ngũ ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo.

8.6. Hoạt động của cha mẹ trẻ em góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

- Ban đại diện CMHS của Trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động của Hội và triển khai thực hiện trong năm học. Thực hiện phối hợp với Nhà trường để hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ trẻ em nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ; Phối hợp với giáo viên Nhà trường trong giáo dục đạo đức cho trẻ; bồi dưỡng, khuyến khích, giúp đỡ trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật, tàn tật, động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện.

- Tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt các phong trào trong dạy và học, hỗ trợ các hoạt động giao lưu của trẻ và các hoạt động tham quan, ngoại khóa … đáp ứng mục tiêu trọng tâm của năm học. Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”. Phụ huynh các lớp tích cực ủng hộ cây cảnh, chậu hoa cho các lớp, ủng hộ nguyên vật liệu để làm đồ chơi cho các cháu; đóng góp tranh ảnh, truyện tranh, xây dựng góc tuyên truyền phù hợp với trường, lớp, phù hợp với chuyên đề trọng tâm của năm học: “Bé với di sản văn hóa Huế”.

- Ban đại diện hội cha mẹ trẻ em thể hiện tốt chức năng phối hợp với nhà trường trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ; Kết hợp với nhà trường tổ chức tốt các ngày lễ cho trẻ như: Liên hoan trung thu; Các hoạt động Bé khéo tay; Bé với an toàn giao thông; Ngày hội phát triển vận động; Tiệc buffet; Ngày Quốc tế thiếu nhi; Tổng kết cuối năm cho các cháu tạo được hiệu ứng mạnh mẽ. Kết hợp với nhà trường tổ chức các buổi tuyên truyền thông qua họp phụ huynh: 2 đợt; thông các hoạt động lễ hội của bé: 6 lần.

- Tham gia tích cực Đề án Ngày Chủ nhật xanh gắn với đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Nét đẹp văn hóa học đường”; Dự án “giảm thiểu rác thải nhựa và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn” trong trường học; Đẩy mạnh các hoạt động về môi trường nhằm giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường cho trẻ.

- Phối hợp thực hiện tốt mô hình “xếp hàng đón con”, không gây ách tắc giao thông trước cổng trường vào giờ cao điểm. Phối hợp thực hiện cho trẻ 5 tuổi tham quan trường tiểu học trước khi vào lớp 1. Tham quan Đại nội Huế nhằm đẩy mạnh ý thức yêu quê hương và hiểu biết về văn hóa địa phương cho trẻ.

- Kết quả trong năm học vừa qua các cháu đều khỏe mạnh, lên cân, không có tai nạn và ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh xảy ra trong trường.

9. Hoạt động của tổ chức chính trị, các đoàn thể:

9.1. Chi bộ:

- Trường có Chi bộ độc lập với 16 đảng viên, chỉ đạo mọi hoạt động trong nhà trường đạt hiệu quả. Chỉ đạo các đảng viên tham gia học tập lý luận chính trị trên phần mềm internet, chỉ đạo đoàn thể tham gia tìm hiểu về Nghị quyết Đại hội Đảng bộ. Chi bộ luôn chú trọng công tác phát triển và xây dựng Đảng. Trong năm đã hoàn thành kết nạp 3 đảng viên mới. Các đảng viên trong chi bộ đều đạt đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trong đó có 03 đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Đảng ủy phường khen thưởng. Chi bộ đạt danh hiệu “Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

9.2. Công đoàn cơ sở:

- Ttrường có tổ chức Công đoàn cơ sở gồm 40 đoàn viên, luôn phát huy tốt vai trò của mình trong việc phối hợp với chuyên môn xây dựng quy chế làm việc, thi đua khen thưởng, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các đoàn viên, nhất là đối với các đoàn viên hợp đồng.

- Công đoàn cũng đã cùng với Nhà trường phát động nhiều phong trào thi đua đạt hiệu quả như: “Dạy tốt học tốt”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Vận động các đoàn viên tham gia tích cực các hội thi: hội thi giáo viên dạy giỏi, hội thi làm đồ dùng đồ chơi, hội thi cô nuôi giỏi. Đã chỉ đạo, vận động đội ngũ thực hiện hiệu quả các cuộc vận động; nêu cao tinh thần “Dân chủ kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”.

- Tích cực tham gia các hoạt động hiến máu tình nguyện, các hoạt động do Liên đoàn thành phố phát động, hưởng ứng các hội thi trực tuyến tìm hiểu về Đại hội Công đoàn Việt Nam, chung tay vì ATGT, tìm hiểu về dân vận khéo, chính sách pháp luật, nền tảng số,... Vận động đoàn viên đóng đầy đủ các loại quỹ công đoàn, quỹ thiên tai, quỹ đền ơn đáp nghĩa… Nhiều năm liền đạt Công đoàn vững mạnh xuất sắc.

9.3. Đoàn TNCSHCM:

- Trường có Chi đoàn TNCSHCM gồm 14 đoàn viên, nhiệt tình năng động, luôn tích cực tham gia các hoạt động, các phong trào thi đua trong nhà trường và ngành học. Thực hiện tốt “Ngày chủ nhật xanh”, “Nói không với túi ni lông”, “Bảo vệ môi trường không rác thải”; “Xếp hàng đón con”.

- Chi đoàn thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ do trường, đoàn phường tổ chức: tham gia văn nghệ kỷ niệm 134 năm sinh nhật Bác Hồ.

- Các đoàn viên trong Chi đoàn đã tham gia tích cực các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao như: Tham gia Mít tinh và diễu hành hưởng ứng tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2023 trên địa bàn phường Vỹ Dạ. Tham gia lễ ra quân mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo An ninh trật tự tết nguyên đán Giáp Thìn 2024 do Thành đoàn tổ chức. Tham gia tảo mộ tại Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố. Tham gia chương trình "Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ" do phường tổ chức. Tham gia cổ vũ chương trình nghệ thuật "Người mẹ làng Sen" tại nhà hát sông Hương. Chi đoàn thường xuyên bồi dưỡng, giới thiệu những đoàn viên ưu tú cho Đảng.

10. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục

- Thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, qua các năm, nhà trường đã tích cực tham mưu, huy động mọi nguồn lực: tài lực, vật lực và nhân lực để xây dựng, đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất của nhà trường, đã mang lại kết quả đáng kể, đảm bảo các điều kiện để thực hiện Chương trình GDMN.

- Nhà trường tham mưu Hiệp hội Un Enfant par la Main hỗ trợ các hoạt động của trẻ, tiền ăn cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền trong năm học là 282.189,000 đồng.

- Nhà trường đã vận động phụ huynh ủng hộ nhiều vật liệu phế thải để giáo viên tạo thành những thùng rác ngộ nghĩnh, bồn hoa, bình tưới cây, các đồ dùng giúp trẻ vận động… Đồng thời phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương với sự đóng góp của cha mẹ các cháu và cộng đồng vào việc bổ sung trang thiết bị, đồ chơi phù hợp cho trẻ mầm non theo Thông tư số 47/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT quy định việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở GDMN.

- Phối hợp với đoàn thanh niên xây dựng cảnh quan, chỉnh trang môi trường trong và ngoài nhà trường, vẽ, trang trí môi trường, sân vườn; vận động phụ huynh đóng góp (cây xanh, nguyên vật liệu) theo chủ đề năm học: “Xây dựng trường mầm non xanh – an toàn – thân thiện” trong cơ sở GDMN.

- Nhà trường tham mưu với các ban ngành, thành phố, chính quyền địa phương về đầu tư xây dựng cải tạo, mua sắm trang thiết bị và cơ sở vật chất. Huy động các nguồn lực xã hội, nguồn ngân sách và từ các nguồn huy động hợp pháp khác để đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động, môi trường an toàn, xanh, sạch, đẹp đạt tiêu chuẩn quốc gia. Tham mưu với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT quan tâm giúp đỡ về CSVC, đội ngũ, chính sách.

- Ban đại diện hội cha mẹ trẻ em thể hiện tốt chức năng phối hợp với nhà trường trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ, tham quan và hỗ trợ tổ chức các hội thi tại cơ sở cho trẻ tạo được hiệu ứng mạnh mẽ.

- Phối hợp với y tế và phụ nữ phổ biến kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc cha mẹ học sinh.

- Cuối năm học, trường đã đã huy động ngân hàng Vietin và mạnh thường quân trao 9 xuất quà (tiền mặt) cho những trẻ có hoàn cảnh khó khăn với tổng trị giá 1.800 ngàn đồng.

11. Công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non

- Căn cứ vào kế hoạch năm học của ngành, Nhà trường đã có nhiều biện pháp tuyên truyền đến các bậc cha mẹ của các cháu về chế độ dinh dưỡng cân đối hợp lý giúp trẻ phát triển về thể chất; phối hợp với gia đình của trẻ xây dựng chế độ ăn và chế độ vận động hợp lý đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì.

- Chỉ đạo giáo viên các lớp tích cực phổ biến những qui định của ngành, các kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ và cộng đồng. Tăng cường tuyên truyền vận động trẻ ra lớp, đặc biệt là trẻ 5 tuổi.

- Kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, các cấp và địa phương trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, nâng cao tỉ lệ huy động trẻ.

- Chủ động phối hợp với truyền thanh địa phương để đưa tin các hoạt động nổi bật của nhà trường và đưa tin, bài viết lên trang website của đơn vị nhằm mục đích tuyên truyền sâu rộng trong cha mẹ các cháu và cộng đồng.

- Xây dựng góc tuyên truyền phong phú theo các chuyên đề, chủ đề phù hợp với trường và địa phương nhằm thực hiện có hiệu quả chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh và VSATTP. Tuyên truyền Luật người khuyết tật, đảm bảo bình đẳng giữa các trẻ với nhau. Tuyên truyền về quyền con người và quyền trẻ em. Kết hợp với hội cha mẹ trẻ em tổ chức các buổi tuyên truyền thông qua họp phụ huynh: 2 đợt; thông các hoạt động lễ hội của bé: 6 lần.

- Tổ chức tốt các hội thi, ngày hội ngày lễ, giao lưu tại cơ sở và ở địa phương nhằm mục đích tuyên truyền như: Ngày hội đến trường của bé; Trung thu; “Bé với tạo hình”; “Phát triển vận động”; “Bé với an toàn giao thông”; “Bé với di sản văn hóa Huế”; Ngày Quốc tế thiếu nhi...

- Nhà trường còn quan tâm giúp đỡ nhóm trẻ độc lập trên địa bàn về công tác chuyên môn, hoạt động, điều kiện đảm bảo an toàn cho trẻ; tham mưu địa phương, phòng giáo dục để cấp phép hoạt động và tham mưu UBND phường đi kiểm tra hàng tháng, bố trí cán bộ, giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm độc lập trên địa bàn thực hiện Chương trình giáo dục mầm non ở các độ tuổi, nhờ vậy đã giúp địa phương mở rộng cơ sở nuôi dạy trẻ, nâng cao tỉ lệ huy động ở độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo đến trường. Hiện nay, trên địa bàn có 01 trường tư thục Lâm Tỳ Ni; 05 nhóm lớp độc lập, gồm độc lập có phép 02 nhóm (Garden School, Happy Kids 1) và nhóm dưới 7 trẻ có: 03 nhóm đều được trường nhà trường hỗ trợ, giúp đỡ.

II. Đánh giá chung

1. Tóm tắt  kết quả nổi  bật trong năm học  2023-2024:

* Công tác phát triển số lượng:

- Hoàn thành tốt công tác phổ cập trên địa bàn. Tổng số trẻ huy động Nhà trẻ: 45%; Mẫu giáo: 97 %. trẻ em 5 tuổi  ra lớp đạt tỷ lệ 99,30%.

- Đến cuối năm học 2023-2024 trẻ ra lớp 420 trẻ/11 nhóm, vượt chỉ tiêu.

* Công tác chất lượng:

- Về chăm sóc: So với đầu năm, tỷ lệ trẻ có sức khỏe bình thường tăng 2%; Tỷ lệ trẻ SDD về cân nặng giảm 1,9%; Ty lệ trẻ thừa cân, béo phì giảm 0,8% và tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi giảm 1% so với đầu năm.

- Về giáo dục: Nhà trường thực hiện phát triển Chương trình giáo dục mầm non của nhà trường, đổi mới giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Chú trọng việc rà soát Chương trình, kịp thời điều chỉnh bổ sung, đảm bảo tính phát triển, đạt được mục tiêu giáo dục đề ra, chuẩn bị tốt nhất cho trẻ khi vào lớp một. Thực hiện tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào vào kế hoạch giáo dục; tích hợp giáo dục quyền con người, quyền trẻ em vào Chương trình GDMN. Nâng cao chất lượng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2, ứng dụng phương pháp 5E và Steam một cách phù hợp, giúp trẻ hình thành kiến thức, chủ động khám phá thông qua các trải nghiệm học tập, từ đó trẻ có thể biết suy nghĩ chủ động, sử dụng ngôn ngữ để giải thích một cách logic dựa trên trải nghiệm thực của mình. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

 - Cơ sở vật chất: Làm tốt công tác quản lý CSVC, tài chính tài sản, tham mưu với Lãnh đạo các cấp và phụ huynh đầu tư kinh phí để trang bị đồ chơi, mua sắm thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ với tổng số tiền 162.487.000 đồng.

-  Công tác Đảng – Đoàn thể: Năm học 2023-2024: Chi bộ đảng được công nhận “Chi bộ hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ”; Công đoàn đạt “Công đoàn vững mạnh”; Chi đoàn TNCS Hồ Chi Minh đạt “Chi đoàn vững mạnh”.   

 - Công tác khác: Nhà trường đã thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phầm, phòng tránh tai nạn thương tích và quản lý thu chi tài chính trong năm 2023 theo quy định. CBGVNV tích cực tham gia hưởng ứng “Ngày chủ nhật xanh” và mô hình dân vận khéo “Trường học văn minh, xanh, sạch, đẹp, an toàn, tiêu biểu”.

2. Những khó khăn, hạn chế

Diện tích đất của trường có một phần năm trong lộ giới quy hoạch nên chưa làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên ảnh hưởng đến hồ sơ công nhận trường Chuẩn Quốc gia.

3. Các giải pháp sẽ thực hiện trong thời gian tiếp theo

- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh năm học 2024-2025 theo chỉ tiêu được Thành phố giao.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động hè năm 2023-2024 và có đơn, thỏa thuận phụ huynh cho trẻ học hè, giáo viên nhân viên tham gia làm hè và tổ chức hoạt động theo hướng dẫn của Phòng giáo dục Huế.

- Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên công tác chăm sóc, vệ sinh ở các lớp và theo dõi chặt chẽ bếp ăn về mọi mặt đảm bảo các cháu được chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Thực hiện tốt công tác VSATTP trong nhà trường.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN.

- Tổ chức rà soát các tiêu chí xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chủ đề "Xây dựng trường mầm non xanh-an toàn -thân thiện" gắn với việc thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025”.

- Chủ động làm tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng, dụng cụ, đồ chơi để phòng chống dịch bệnh trong nhà trường, đảm bảo trẻ được sinh hoạt trong điều kiện an toàn tuyệt đối, phòng tránh tai nạn thương tích và không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, không có dịch bệnh lây lan trong trường học.

- Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu với Hiệp hội hỗ trợ thêm một phần tiền ăn cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, gia đình chính sách, hộ nghèo theo quy định để các cháu có cơ hội được đến trường.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác điều tra, làm tốt công tác phúc tra trẻ từ 0-5 tuổi, cập nhật số liệu chính xác, hệ thống hồ sơ sổ sách cập nhật đầy đủ chuẩn bị cho công tác PCGD-XMC năm 2024.

- Tiến hành rà soát cơ sở vật chất, thiết bị để có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa và tham mưu mua sắm bổ sung đồ dùng cho năm học mới 2024-2025.

III. Kiến nghị đề xuất:

Tham mưu cấp có thẩm quyền hoàn thành chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà trường đảm bảo theo quy định trường Chuẩn Quốc gia theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non ./.

 

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT (để báo cáo);

- UBND phường (để b/c);

- BGH, các tổ CM;

- Website đơn vị;

- Lưu VT.

                   HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

               Nguyễn Thị Diễm Hoa

Số lượt xem : 108

Các tin khác